Trường hợp giải trình vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

22061 lượt xem


1. Thế nào là vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn?

 

- Vi phạm hành chính về thuế là hành vi có lỗi do tổ chức, cá nhân thực hiện vi phạm quy định của pháp luật về quản lý thuế, pháp luật về thuế và các khoản thu khác (tiền sử dụng đất; tiền thuê đất, thuê mặt nước; tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước;

 

Lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; cổ tức, lợi nhuận được chia cho phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên) mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

 

- Vi phạm hành chính về hóa đơn là hành vi có lỗi do tổ chức, cá nhân thực hiện vi phạm quy định của pháp luật về hóa đơn mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

(Khoản 1, 2 Điều 2 Nghị định 125/2020/NĐ-CP)

 

2. Các trường hợp giải trình vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

 

Theo khoản 1 Điều 37 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, các trường hợp giải trình vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn bao gồm:

 

- Hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn được phát hiện thông qua công tác thanh tra thuế, kiểm tra thuế hoặc các trường hợp lập biên bản vi phạm hành chính điện tử;

 

- Hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 16, 17, 18; khoản 3 Điều 20; khoản 7 Điều 21; Điều 22 và Điều 28 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, gồm:

 

+ Hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn

+ Hành vi trốn thuế

+ Hành vi vi phạm hành chính về thuế đối với ngân hàng thương mại, người bảo lãnh nộp tiền thuế

+ Hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn

+ Hành vi đặt in hóa đơn theo mẫu hóa đơn đã được phát hành của tổ chức, cá nhân khác hoặc đặt in trùng số của cùng một ký hiệu hóa đơn

+ Hành vi in hóa đơn theo mẫu hóa đơn đã được phát hành của tổ chức, cá nhân khác hoặc đặt in trùng số của cùng một ký hiệu hóa đơn.

+ Hành vi cho, bán hóa đơn

+  Hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn

Lưu ý: Việc giải trình vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

 

3. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

 

Cụ thể tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn bao gồm:

 

- Người nộp thuế có hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.

 

Trường hợp người nộp thuế ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện các nghĩa vụ về thuế mà pháp luật về thuế, quản lý thuế quy định nghĩa vụ, trách nhiệm của bên được ủy quyền phải thực hiện thay người nộp thuế thì nếu bên được ủy quyền có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định 125/2020/NĐ-CP thì tổ chức, cá nhân được ủy quyền bị xử phạt theo Nghị định 125/2020/NĐ-CP.

 

Trường hợp theo quy định của pháp luật về thuế và quản lý thuế, tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ đăng ký thuế, khai, nộp thuế thay người nộp thuế mà tổ chức, cá nhân khai, nộp thuế thay có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định 125/2020/NĐ-CP thì tổ chức, cá nhân khai, nộp thuế thay bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế theo quy định tại Nghị định 125/2020/NĐ-CP.

 

- Tổ chức, cá nhân liên quan vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.

 

                                                                                                                                                                                    Thư viện pháp luật

 

Bài viết liên quan

KHI NÀO CHỐT SỐ LIỆU LẬP BÁO CÁO KẾ TOÁN THUẾ ?

548 lượt xem

Những lỗi về hóa đơn và mức xử phạt như thế nào?

1488 lượt xem

QUY ĐỊNH VỀ THU CHI TÀI CHÍNH CÔNG ĐOÀN NĂM 2023

750 lượt xem

Cách tính lãi suất vay ngân hàng theo tháng mới nhất năm 2023

14500 lượt xem

KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG

925 lượt xem

Đăng ký học

Nhập đầy đủ thông tin

Tin tức nổi bật

PHẦN MỀM HTKK 5.1.7 MỚI NHẤT

HTKK (Hỗ trợ kê khai thuế) là phần mềm giúp hỗ trợ kê khai thuế qua mạng cho người nộp thuế và các doanh nghiệp. Phần mềm HTKK được Tổng cục thuế phát hành miễn phí cho các doanh nghiệp sử dụng để tạo ra các tờ kê khai thuế và sẽ có mã vạch đính kèm khi cần in ra, mà không cần phải trực tiếp đi tới cơ quan thuế như trước nữa.

PHẦN MỀM HTKK 4.6.3 MỚI NHẤT

Bắt đầu từ ngày 26/12/2021, khi lập hồ sơ khai thuế có liên quan đến nội dung nâng cấp nêu trên, tổ chức, cá nhân nộp thuế sẽ sử dụng các chức năng kê khai tại ứng dụng HTKK 4.6.3 thay cho các phiên bản trước đây.

 

Hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật thuế giá trị gia tăng bao gồm những tài liệu gì?

Hồ sơ hoàn thuế được quy định tại Khoản 2 Điều 71 Luật Quản lý thuế, cụ thể như sau:

Phần mềm HTKK 4.5.8 mới nhất ngày 01/07/2021

HTKK 4.5.8 được Tổng cục Thuế nâng cấp ngày 01/07/2021 cập nhật địa bàn hành chính trực thuộc các tỉnh thành trong cả nước và tờ khai quyết toán lợi nhuận sau thuế, đồng thời khắc phục một số nội dung phát sinh trong quá trình triển khai ứng dụng HTKK 4.5.7

Phần mềm HTKK 4.5.5 mới nhất ngày 26/03/2021

Tổng cục Thuế thông báo nâng cấp ứng dụng Hỗ trợ kê khai (HTKK) phiên bản 4.5.5 đáp ứng Thông tư số 202/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính đồng thời cập nhật một số nội dung phát sinh trong quá trình triển khai ứng dụng HTKK 4.5.4, cụ thể như sau: