5 điều cần biết khi kê khai thuế bằng hóa đơn điện tử

2020 lượt xem


 

Có thể kê khai thuế bằng hóa đơn điện tử được không và kê khai như thế nào là câu hỏi được nhiều doanh nghiệp quan tâm khi bước đầu sử dụng hóa đơn điện tử. Để doanh nghiệp có thể hiểu rõ về vấn đề này, dưới đây sẽ chỉ ra 5 điều doanh nghiệp cần biết khi kê khai thuế bằng hóa đơn điện tử:

 

1. Kê khai thuế bằng hóa đơn điện tử khác gì so với hóa đơn giấy?

 

Hóa đơn điện tử hợp lệ và hợp pháp sẽ có hình thức hóa đơn có đầy đủ giá trị pháp lý theo quy định của pháp luật và là căn cứ để hạch toán kế toán và kê khai thuế.

Việc kê khai thuế bằng hóa đơn điện tử thực hiện theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Do đó về cơ bản, kê khai thuế bằng hóa đơn điện tử được thực hiện giống như các loại hình hóa đơn trước đây.

Điểm khác với cách kê khai thuế hóa đơn điện tử với hóa đơn giấy ở chỗ: nếu đơn vị sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế thì sẽ không bắt buộc kê khai hóa đơn điện tử bán ra, mà chỉ cần kê khai đầy đủ hóa đơn mà doanh nghiệp mua vào.

Kê khai hóa đơn điện doanh nghiệp thực hiện kê khai hóa đơn thu mua theo đúng danh mục thuế suất vào tờ khai thuế giá trị gia tăng rồi gửi cho cơ quan thuế nhanh chóng qua đường điện tử.

Kê khai thuế bằng hóa đơn điện tử cũng cho phép doanh nghiệp nộp tờ khai trực tuyến mà không cần đến các cơ quan thuế và mất nhiều thời gian cho các thủ tục hành chính.

Trường hợp doanh nghiệp có phát hiện một số sai sót trong bản kê khai. Khi đó, cơ quan thuế sẽ yêu cầu doanh nghiệp phải cung cấp lại thông tin về hóa đơn để tiến hành kiểm tra hoặc cơ quan thuế tự động tra cứu, đối soát thông tin về hóa đơn được lưu giữ trên cơ sở dữ liệu của Tổng cục Thuế.

 

2. Điều kiện được khấu trừ thuế khi kê khai hóa đơn điện tử

 

Khoản 1 Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC có quy định các khoản chi được khấu trừ thuế, cụ thể:

  • Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
  • Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Lưu ý: Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.

 

3. Ngày lập và ngày ký hóa đơn điện tử khi kê khai thuế

 

Đa phần hóa đơn điện tử có ngày lập và ngày ký trùng nhau. Trường hợp này chỉ cần lấy luôn ngày đó để kê khai thuế.

Tuy nhiên, một số trường hợp hóa đơn điện tử có ngày ký hóa đơn điện tử thực hiện sau ngày ngày lập hóa đơn điện tử thì doanh nghiệp phải căn cứ vào ngày lập hóa đơn điện tử để xác định nghĩa vụ kê khai, nộp thuế và hạch toán theo quy định. (theo quy định tại điểm a Khoản 2 Điểu 16 của Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 của Bộ Tài chính)

 

4. Không thể hủy hóa đơn điện tử đã kê khai thuế

 

Trường hợp phát hiện sai sót về thông tin đơn hàng, giá tiền,…sau khi hóa đơn đã được lập và kê khai thuế thì các bên không được phép hủy. Thay vào đó, bên bán và bên mua phải tiến hành lập biên bản hoặc có văn bản thỏa thuận ghi rõ những sai sót trên hóa đơn rồi sau đó lập hóa đơn điều chỉnh.

Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh đó, hai bên kê khai điều chỉnh chính xác về doanh số, thuế.

 

5. Có thể sử dụng hóa đơn chuyển đổi từ hóa đơn điện tử để kê khai thuế

 

Doanh nghiệp có thể sử dụng hóa đơn chuyển đổi từ hóa đơn điện tử để kê khai thuế. Tuy nhiên, để kê khai thuế thì hóa đơn chuyển đổi từ hóa đơn điện tử phải đáp ứng các điều kiện:

  • Phản ánh được đầy đủ thông tin của hóa đơn điện tử gốc,
  • Có ký hiệu riêng xác nhận đã được chuyển đổi từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy ghi rõ “HÓA ĐƠN CHUYỂN ĐỔI TỪ HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ”
  • Có chữ ký và họ tên của người thực hiện chuyển đổi từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy.

 

-ST-

Bài viết liên quan

KHI NÀO CHỐT SỐ LIỆU LẬP BÁO CÁO KẾ TOÁN THUẾ ?

1459 lượt xem

Những lỗi về hóa đơn và mức xử phạt như thế nào?

2466 lượt xem

Trường hợp giải trình vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

29526 lượt xem

QUY ĐỊNH VỀ THU CHI TÀI CHÍNH CÔNG ĐOÀN NĂM 2023

1192 lượt xem

Cách tính lãi suất vay ngân hàng theo tháng mới nhất năm 2023

18294 lượt xem

Đăng ký học

Nhập đầy đủ thông tin

Tin tức nổi bật

Phần mềm kế toán MISA SME 2023

Phần mềm kế toán MISA SME 2023 cung cấp mọi góc nhìn về tình hình tài chính doanh nghiệp

Nhập liệu tự động và kiểm soát tính hợp lệ từ các giao dịch ngân hàng, hóa đơn, mã số thuế… Là một phần mềm đơn giản, thông minh và đôi lúc thật kỳ diệu.

PHẦN MỀM HTKK 5.1.8 MỚI NHẤT NĂM 2024

Tổng cục Thuế thông báo nâng cấp ứng dụng Hỗ trợ kê khai (HTKK) phiên bản 5.1.8 cập nhật địa bàn hành chính thuộc tỉnh Thanh Hóa, Bắc Giang đồng thời cập nhật một số nội dung phát sinh trong quá trình triển khai HTKK 5.1.7, cụ thể như sau:

PHẦN MỀM HTKK 5.1.7 MỚI NHẤT

HTKK (Hỗ trợ kê khai thuế) là phần mềm giúp hỗ trợ kê khai thuế qua mạng cho người nộp thuế và các doanh nghiệp. Phần mềm HTKK được Tổng cục thuế phát hành miễn phí cho các doanh nghiệp sử dụng để tạo ra các tờ kê khai thuế và sẽ có mã vạch đính kèm khi cần in ra, mà không cần phải trực tiếp đi tới cơ quan thuế như trước nữa.

PHẦN MỀM HTKK 4.6.3 MỚI NHẤT

Bắt đầu từ ngày 26/12/2021, khi lập hồ sơ khai thuế có liên quan đến nội dung nâng cấp nêu trên, tổ chức, cá nhân nộp thuế sẽ sử dụng các chức năng kê khai tại ứng dụng HTKK 4.6.3 thay cho các phiên bản trước đây.

 

Hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật thuế giá trị gia tăng bao gồm những tài liệu gì?

Hồ sơ hoàn thuế được quy định tại Khoản 2 Điều 71 Luật Quản lý thuế, cụ thể như sau: