6 CÁCH GIÚP DOANH NGHIỆP QUẢN LÝ CÔNG NỢ HIỆU QUẢ

1530 lượt xem


Quản lý công nợ là việc đặc biệt quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Quản lý công nợ tốt giúp các nhà quản lý doanh nghiệp nắm bắt dòng tiền của doanh nghiệp, từ đó đưa ra những phương án, chiến lược kinh doanh hiệu quả và phù hợp giúp doanh nghiệp phát triển bền vững. Tìm hiểu ngay bài viết dưới đây để biết được 6 cách giúp doanh nghiệp của bạn quản lý công nợ hiệu quả.

 

1. Quản lý công nợ là gì?

 

Quản lý công nợ là quá trình kế toán ghi nhận, theo dõi các khoản phải thu khi bán dịch vụ, sản phẩm, hàng hóa cho khách hàng và các khoản phải trả cho nhà cung cấp khi doanh nghiệp mua hàng hóa nguyên vật liệu đầu vào. 

 

2. Các loại công nợ trong doanh nghiệp 

 

Trong doanh nghiệp, có 2 loại công nợ là công nợ phải thu và công nợ phải chi. Cụ thể: 

 

a) Công nợ phải thu 

 

Đây là các khoản phải thu từ khách hàng khi doanh nghiệp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng nhưng chưa thu được tiền. Bên cạnh đó, còn có các khoản phải thu khác như: phải thu nội bộ, tạm ứng, ký cược, ký quỹ, bồi thường cơ sở vật chất do các nhân làm hỏng… 

 

b) Công nợ phải chi

 

Công nợ phải chi là các khoản phải trả người bán, nhà cung cấp như mua vật tư, thiết bị, công cụ dụng cụ, hàng hóa, dịch vụ… phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp chưa thanh toán cho bên bán. 

 

3. Các cách giúp doanh nghiệp quản lý công nợ hiệu quả

 

Làm sao để quản lý công nợ cho doanh nghiệp hiệu quả, cùng xem các cách dưới đây nhé: 

 

a) Thiết lập hệ theo dõi phù hợp

 

Xây dựng quy trình quản lý công nợ phù hợp với doanh nghiệp, trong đó quy trình cần đảm bảo: xác định rõ trách nhiệm của cá nhân làm việc với khách hàng, quy định cụ thể về cách thức và thời gian nhắc nhở khách hàng… Sử dụng phần mềm kế toán giúp kế toán công nợ làm việc hiệu quả hơn. 

 

b) Kiểm tra hóa đơn định kỳ

 

Kế toán công nợ phải thường xuyên kiểm soát thời hạn phải thu của các khoản nợ, đo lường các khoản phải thu để tính tuổi nợ, phân loại các khoản nợ có vấn đề nhằm đưa ra các phương án xử lý kịp thời.

 

c) Thông báo trước khi gửi khách hàng

 

Việc thông báo trước khi gửi hóa đơn bằng fax, email (bản scan) cho người có trách nhiệm mua hàng của đối tác là cách tránh được tình trạng thất lạc hóa đơn – ảnh hưởng đến thời gian thanh toán đơn hàng của bên mua cũng như thời điểm thu hồi công nợ của doanh nghiệp. 

 

d) Gọi điện thoại nhắc nợ

 

Kế toán công nợ nên nhắc khách hàng thanh toán khoản nợ trước 5-10 ngày qua điện thoại hoặc email với kịch bản cụ thể để khách hàng cảm thấy thoải mái. Chú ý, nên tránh gọi nhắc nợ vào các ngày đầu tháng, đầu năm và buổi sáng sớm để tránh gây ra điều khó chịu cho đối tác. 

 

e) Cẩn thận ghi chép, cập nhật thông tin về khách hàng

 

Kế toán công nợ nên ghi chép hoặc nhập liệu đầy đủ, chính xác thông tin. Nhờ đó, có thế ứng biến kịp thời với từng trường hợp khách hàng, các khoản phải thu và khoản phải thanh toán. Và đưa ra các biện pháp thu hồi nợ khi cần thiết, tránh để xảy ra tình trạng khách hàng nợ quá lâu, chiếm dụng vốn. 

 

f) Duy trì tốt các mối quan hệ

 

Duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng và cách phòng ban giúp quá trình thu hồi nợ và giải quyết các vấn đề của kế toán trở lên dễ dàng hơn. Không chỉ dừng lại ở việc đốc thúc khách hàng trả nợ đúng hạn, bộ phận thu hồi nợ của công ty nên gửi thêm các chương trình chiết khấu, khuyến mãi hay các thông tin mới về sản phẩm… để duy trì mối quan hệ tốt với đối tác. 

 

Hy vọng bài viết trên sẽ mang đến những thông tin bổ ích, giúp các bạn có 1 ngày làm việc hiệu quả!

 

Bài viết liên quan

KHI NÀO CHỐT SỐ LIỆU LẬP BÁO CÁO KẾ TOÁN THUẾ ?

1459 lượt xem

Những lỗi về hóa đơn và mức xử phạt như thế nào?

2466 lượt xem

Trường hợp giải trình vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

29527 lượt xem

QUY ĐỊNH VỀ THU CHI TÀI CHÍNH CÔNG ĐOÀN NĂM 2023

1192 lượt xem

Cách tính lãi suất vay ngân hàng theo tháng mới nhất năm 2023

18295 lượt xem

Đăng ký học

Nhập đầy đủ thông tin

Tin tức nổi bật

Phần mềm kế toán MISA SME 2023

Phần mềm kế toán MISA SME 2023 cung cấp mọi góc nhìn về tình hình tài chính doanh nghiệp

Nhập liệu tự động và kiểm soát tính hợp lệ từ các giao dịch ngân hàng, hóa đơn, mã số thuế… Là một phần mềm đơn giản, thông minh và đôi lúc thật kỳ diệu.

PHẦN MỀM HTKK 5.1.8 MỚI NHẤT NĂM 2024

Tổng cục Thuế thông báo nâng cấp ứng dụng Hỗ trợ kê khai (HTKK) phiên bản 5.1.8 cập nhật địa bàn hành chính thuộc tỉnh Thanh Hóa, Bắc Giang đồng thời cập nhật một số nội dung phát sinh trong quá trình triển khai HTKK 5.1.7, cụ thể như sau:

PHẦN MỀM HTKK 5.1.7 MỚI NHẤT

HTKK (Hỗ trợ kê khai thuế) là phần mềm giúp hỗ trợ kê khai thuế qua mạng cho người nộp thuế và các doanh nghiệp. Phần mềm HTKK được Tổng cục thuế phát hành miễn phí cho các doanh nghiệp sử dụng để tạo ra các tờ kê khai thuế và sẽ có mã vạch đính kèm khi cần in ra, mà không cần phải trực tiếp đi tới cơ quan thuế như trước nữa.

PHẦN MỀM HTKK 4.6.3 MỚI NHẤT

Bắt đầu từ ngày 26/12/2021, khi lập hồ sơ khai thuế có liên quan đến nội dung nâng cấp nêu trên, tổ chức, cá nhân nộp thuế sẽ sử dụng các chức năng kê khai tại ứng dụng HTKK 4.6.3 thay cho các phiên bản trước đây.

 

Hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật thuế giá trị gia tăng bao gồm những tài liệu gì?

Hồ sơ hoàn thuế được quy định tại Khoản 2 Điều 71 Luật Quản lý thuế, cụ thể như sau: