Theo thống kê của Tổ chức lao động thế giới (ILO)thì có khoảng 20% dân số thế giới bị căng thẳng quá mức trong công việc. Còn ở nước ta con số này lên tới 52%.
Thật đáng sợ phải không các bạn? Và chắc chắn các bạn đang làm việc trong nghề kế toán thì có lẽ con số này sẽ còn cao hơn nữa. Vậy làm sao để giảm thiểu stress trong công việc và có một tinh thần thoải mái?
Một số nguyên nhân dẫn đến stress đó là:
- Môi trường làm việc căng thẳng:
Tới những thời kỳ cao điểm như cuối tháng, cuối quý, cuối năm lượng công việc quá tải, bạn phải làm thêm giờ mới có thể hoàn thành, trong khi đó Sếp bạn lại quá khắt khe, bạn không tìm được sự kết nối với các đồng nghiệp trong văn phòng, thậm chí một số đồng nghiệp không thân thiện…là nguyên nhân đêm về bạn lo lắng, suy nghĩ.
- Biến động công việc:
Nơi làm việc đang trong quá trình tái cơ cấu với một đống công việc ngập đầu và bạn không biết mình nên làm gì với đống hỗn độn ấy, bạn bị giảm biên chế, bạn có một ông Sếp mới khó tính..chính những điều này khiến bạn cảm thấy muốn nổ tung lên.
- Bạn là người mới trong công ty:
Khi một nhân viên kế toán mới vào làm hoặc thuyên chuyển công tác bạn cảm giác bỡ ngỡ, lạc lỏng và khó hòa nhập. Những nghiệp vụ kế toán phát sinh, phần mềm kế toán của công ty khó sử dụng và bạn chẳng biết hỏi ai…Tất nhiên khi tan làm, bạn sẽ cảm thấy khó hòa nhập vào môi trường đó.
- Công việc đang làm rất nhàm chán:
Đó không phải là công việc mà bạn mong muốn, không yêu thích. Hứng khởi làm việc trong bạn chẳng có. Hoặc vị trí của bạn chưa được trả lương, thưởng xứng đáng đúng với khả năng làm việc của bạn.
- Tự tạo áp lực:
Bạn là một người quá cầu toàn trong công việc, bạn yêu cầu cao đối với bản thân. Bạn luôn sợ Sếp đánh giá bạn thấp, luôn hoang mang, lo lắng rằng mình không thể hoàn thành tốt được.
- Tuổi tác cũng là nguyên nhân của stress.
Những anh/chị làm lâu trong nghề thường giữ vị trí cao hơn và khối lượng công việc, trách nhiệm nhiều hơn, họ dễ mắc stress hơn người trẻ tuổi.
Tác hại của Stress đến cuộc sống của bạn như thế nào?
Nó gây ảnh hưởng đến cả thể chất lẫn tinh thần. Nhẹ nhất, bạn có thể bị các vấn đề về tiêu hóa, cân nặng, nghiêm trọng hơn là suy nhược kinh niên, suy giảm hệ miễn dịch, cơ thể bạn yếu ớt và dễ bị các bệnh nguy hiểm. Nếu căng thẳng quá mức thời gian dài, có thể dẫn đến đột tử và chết sớm.
Nhiều người bị stress, họ sẽ chai lỳ cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực, trầm cảm, thấy tương lai bao trùm một màu đen tối, bế tắc, không lối thoát và tìm đến cái chết.
Dấu hiệu cho thấy bạn đang bị stress:
1.Công việc không còn thách thức bạn như trước
2.Gần như không tự chủ công việc hàng ngày của mình
3.Sự lãnh đạm đã thay thế sự nhiệt tình
4.Luôn lo lắng về áp lực thời gian
5.Đến sở làm trễ và tranh thủ về sớm
6.Trì hoãn công việc cho đến phút cuối
7.Không hài lòng với công việc
8.Mất thiện cảm với cấp trên
9.Hoài nghi về kết quả công việc vừa làm
10.Các đồng nghiệp luôn luôn dè dặt với bạn
11.Kế hoạch làm việc của bạn gây trở ngại cho gia đình, bạn bè
12.Dần cách ly khỏi gia đình, bạn bè
13.Gặp vấn đề về giấc ngủ
14.Hút thuốc, uống rượu và cà phê nhiều hơn trước
15.Mắc chứng hoang tưởng
16.Đề cao những chuyện vụn vặt
17.Nhức đầu, cảm lạnh thường xuyên
18.Thấy mệt lả mọi lúc mọi nơi
19.Nổi nhiều mụn nhọt
20.Có vấn đề về tim mạch
Bạn đang nằm ở mức nào?
1 - 5 câu chọn : Bạn có dấu hiệu của sự căng thẳng.
6 - 10 câu chọn : Bạn đang bị stress nhẹ.
11 - 15 câu chọn: Bạn đang trải qua stress khá nghiêm trọng.
16 - 20 câu chọn: Bạn bị stress rất nặng, có thể gây hại về mặt thể xác và tinh thần.
Bí quyết giảm thiểu stress trong quá trình làm việc:
Trong cuốn sách "Quẳng gánh lo đi và vui sống” của Dale – Carnegie có những thói quen tốt mà chúng ta cần rèn luyện nếu như chúng ta muốn sống thật thoải mái:
1.Chỉ để trên bàn những tờ giấy liên quan đến vấn đề phải giải quyết ngay.
Hãy thu dọn chiếc bàn làm việc bề bộn giấy tờ, chỉ để lại tài liệu cần thiết phải giải quyết ngay. Bạn sẽ thấy mình làm việc dễ dàng và chính xác hơn.
2.Giải quyết mọi việc theo thứ tự quan trọng:
Để làm được điều này, hãy liệt kê công việc mình sẽ làm theo thứ tự quan trọng giảm dần trong một kế hoạch được vạch ra thấu đáo. Lên kế hoạch cho mỗi ngày làm việc của mình vào buổi sáng sớm trước khi bắt đầu công việc hoặc tốt hơn nữa là vào đêm trước đó, để bạn yên tâm có một giấc ngủ ngon.
3. Khi gặp vấn đề nảy sinh, hãy giải quyết ngay
Nếu thấy có đầy đủ các yếu tố để ra quyết định – Không chần chừ, không trì hoãn.
4. Học cách tổ chức, ủy quyền và giám sát:
Để tránh khỏi lo âu, căng thẳng và mệt mỏi, hãy học cách phân công công việc, giao phó trách nhiệm cho những người khác.
Quan trọng là bạn hãy cười thật nhiều:
Thường thì ai cũng nghĩ khi vui con người mới cười mà í tai biết được rằng: Cười càng nhiều tâm trạng càng vui. Nghe có vẻ vô lý nhưng nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh được điều đó. Nụ cười làm tăng tiết các hooc môn tích cực có serotonin (hooc môn điều hòa tâm trạng) đồng thời đẩy lùi các hooc môn tiêu cực. Hãy mỉm cười với mọi người để rút ngắn khoảng cách và tạo bầu không khí thoải mái nơi làm việc.
NGUỒN: ST
|