Cách hoạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp mới nhất theo thông tư 200

1913 lượt xem


Cách hoạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp mới nhất theo thông tư 200

 

Nhiều kế toán vẫn thường vấp phải nhiều sai sót trong quá trình hạch toán chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Trong bài viết này chúng tôi xin chia sẻ một số vấn đề liên quan đến vấn đề hạch toán chi tiết các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp mới nhất theo quy định của Thông tư 200 về chế độ kế toán.

 

Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp


Bên Nợ:


- Các chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh trong kỳ;


- Số dự phòng phải thu khó đ òi, dự phòng phải trả (Chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này lớn hơn số dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết).


Bên Có:


- Các khoản được ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp;


- Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả (chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này nhỏ hơn số dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết)


- Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp vào tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh".
Tài khoản 642 không có số dư cuối kỳ.

 

Dưới đây là cách hạch toán cụ thể một số nghiệp vụ căn bản thường xuyên xuất hiện trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp mà kế toán đặc biệt chú ý để có thể làm tốt hơn trong nghiệp vụ của mình.

 

 - Tiền lương, tiền công, phụ cấp và các khoản khác phải trả cho nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp, trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp, các khoản hỗ trợ khác (như bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm hưu trí tự nguyện...) của nhân viên quản lý doanh nghiệp:

 

                        Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6421)
                               Có các TK 334, 338.

- Giá trị vật liệu xuất dùng, hoặc mua vào sử dụng ngay cho quản lý doanh nghiệp như: xăng, dầu, mỡ để chạy xe, vật liệu dùng cho sửa chữa TSCĐ chung của doanh nghiệp,...


                       Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6422)


                       Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (nếu được khấu trừ)


                            Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu


                            Có các TK 111, 112, 242, 331,...

 

- Trị giá dụng cụ, đồ dùng văn phòng xuất dùng hoặc mua sử dụng ngay không qua kho cho bộ phận quản lý được tính trực tiếp một lần vào chi phí quản l ý doanh nghiệp

 

      Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6423)


     Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)


                Có  TK 153 - Công cụ. dụng cụ

                  Có các TK 111, 112, 331,...

- Trích khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý chung của doanh nghiệp, như: Nhà cửa, vật kiến trúc, kho tàng, thiết bị truyền dẫn,...


                    Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6424)


                           Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ.

 

- Thuế môn bài, tiền thuê đất,... phải nộp Nhà nước :


                   Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6425)


                       Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.

 

- Lệ phí giao thông, lệ phí qua cầu, phà phải nộp, ghi:


                    Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6425)


                        Có các TK 111, 112,…

 

 - Kế toán dự phòng các khoản phải thu khó đòi khi lập Báo cáo tài chính:


   +Trường hợp số dự phòng phải thu khó đòi phải trích lập kỳ này lớn h ơn số đã trích lập từ kỳ trước, kế toán trích lập bổ sung phần chênh lệch


                 Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6426)


                      Có TK 229 - Dự phòng tổn thất tài sản (2293).

 

   +Trường hợp số dự phòng phải thu khó đòi phải trích lập kỳ này nhỏ hơn số đã trích lập từ kỳ trước, kế toán hoàn nhập phần chênh lệch:


                 Nợ TK 229 - Dự phòng tổn thất tài sản (2293)


                        Có TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6426).

 

  + Trường hợp số dự phòng phải trả cần lập ở cuối kỳ kế toán này nhỏ h ơn số dự phòng phải trả đ ã lập ở cuối kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch được hoàn nhập ghi giảm chi phí :   


                 Nợ TK 352 - Dự phòng phải trả


                       Có TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp.

 

- Tiền điện thoại, điện, nước mua ngoài phải trả, chi phí sửa chữa TSCĐ một lần với giá trị nhỏ:


                 Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6427)


                 Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)


                      Có các TK 111, 112, 331, 335,...

- Đối với chi phí sửa chữa TSCĐ phục vụ cho quản lý


+ Trường hợp sử dụng phương pháp trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ:


   Khi trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ vào chi phí bán hàng:


                 Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp


                      Có TK 335 - Chi phí phải trả (nếu việc sửa chữa đ ã thực hiện trong kỳ nh ưng chưa nghiệm thu hoặc chưa có hóa đơn).


                        Có TK 352 - Dự phòng phải trả (Nếu đơn vị trích trước chi phí sửa chữa cho TSCĐ theo yêu cầu kỹ thuật phải bảo dưỡng, duy tu định kỳ)

 

   Khi chi phí sửa chữa lớn TSCĐ thực tế phát sinh:


                Nợ các TK 335, 352


                Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ


                     Có các TK 331, 241, 111, 112, 152,...

 

  + Trường hợp chi phí sửa chữa lớn TSCĐ phát sinh một lần có giá trị lớn và liên quan đến bộ phận quản lý trong nhiều kỳ, định kỳ kế toán tính v ào chi phí quản lý doanh nghiệp từng phần chi phí sửa chữa lớn đ ã phát sinh, ghi:


                Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp


                     Có TK 242 - Chi phí trả trước.

 

- Thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ phải tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp:


               Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp


                    Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331, 1332).

 

- Khi phát sinh các khoản ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp:


             Nợ các TK 111, 112,...


                    Có TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp.

 

- Đối với các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước khi chuyển thành công ty cổ phần, kế toán xử lý các khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định giá trị doanh nghiệp như sau:

 

     + Đối với các khoản nợ phải thu đã có đủ căn cứ chứng minh theo quy định là không có khả năng thu hồi được, kế toán căn cứ các chứng từ có liên quan như quyết định xoá nợ, quyết định xử lý trách nhiệm tổ chức, cá nhân phải bồi thường:


             Nợ các TK 111, 112, 331, 334 (phần tổ chức, cá nhân phải bồi thường)


                Nợ TK 229 - Dự phòng tổn thất tài sản

 

                Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (phần được tính vào chi phí)


                       Có các TK 131, 138,...

 

      + Đối với các khoản phải thu quá hạn được bán cho Công ty Mua bán nợ của doanh nghiệp theo giá thoả thuận, tuỳ từng trường hợp thực tế, kế toán ghi nhận như sau:

 

     Trường hợp khoản phải thu quá hạn chưa được lập dự phòng phải thu khó đòi, ghi:


              Nợ các TK 111, 112 (theo giá bán thoả thuận)


              Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (phần tổn thất còn lại)


                    Có các TK 131, 138,...

 

 - Đối với các khoản bị xuất toán, chi biếu tặng, chi cho người lao động đã nghỉ mất việc, thôi việc trước thời điểm quyết định cổ phần hoá doanh nghiệp và được cơ quan quyết định giá trị doanh nghiệp xử lý nh ư khoản phải thu không có khả năng thu hồi:

 

             Nợ các TK 111, 112, 334 (phần tổ chức, cá nhân phải bồi thường)


             Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp


                   Có TK 353 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi.

 

- Kế toán phân bổ khoản lợi thế kinh doanh phát sinh từ việc cổ phần hóa


      Lợi thế kinh doanh phát sinh khi cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước được phản ánh trên TK 242 - Chi phí trả trước và phân bổ dần tối đa không quá 3 năm


           Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp


                 Có TK 242 - Chi phí trả trước.

 

- Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp tính vào tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ


         Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh


               Có TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp.

 

Bài viết liên quan

KHI NÀO CHỐT SỐ LIỆU LẬP BÁO CÁO KẾ TOÁN THUẾ ?

1459 lượt xem

Những lỗi về hóa đơn và mức xử phạt như thế nào?

2466 lượt xem

Trường hợp giải trình vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

29527 lượt xem

QUY ĐỊNH VỀ THU CHI TÀI CHÍNH CÔNG ĐOÀN NĂM 2023

1192 lượt xem

Cách tính lãi suất vay ngân hàng theo tháng mới nhất năm 2023

18295 lượt xem

Đăng ký học

Nhập đầy đủ thông tin

Tin tức nổi bật

Phần mềm kế toán MISA SME 2023

Phần mềm kế toán MISA SME 2023 cung cấp mọi góc nhìn về tình hình tài chính doanh nghiệp

Nhập liệu tự động và kiểm soát tính hợp lệ từ các giao dịch ngân hàng, hóa đơn, mã số thuế… Là một phần mềm đơn giản, thông minh và đôi lúc thật kỳ diệu.

PHẦN MỀM HTKK 5.1.8 MỚI NHẤT NĂM 2024

Tổng cục Thuế thông báo nâng cấp ứng dụng Hỗ trợ kê khai (HTKK) phiên bản 5.1.8 cập nhật địa bàn hành chính thuộc tỉnh Thanh Hóa, Bắc Giang đồng thời cập nhật một số nội dung phát sinh trong quá trình triển khai HTKK 5.1.7, cụ thể như sau:

PHẦN MỀM HTKK 5.1.7 MỚI NHẤT

HTKK (Hỗ trợ kê khai thuế) là phần mềm giúp hỗ trợ kê khai thuế qua mạng cho người nộp thuế và các doanh nghiệp. Phần mềm HTKK được Tổng cục thuế phát hành miễn phí cho các doanh nghiệp sử dụng để tạo ra các tờ kê khai thuế và sẽ có mã vạch đính kèm khi cần in ra, mà không cần phải trực tiếp đi tới cơ quan thuế như trước nữa.

PHẦN MỀM HTKK 4.6.3 MỚI NHẤT

Bắt đầu từ ngày 26/12/2021, khi lập hồ sơ khai thuế có liên quan đến nội dung nâng cấp nêu trên, tổ chức, cá nhân nộp thuế sẽ sử dụng các chức năng kê khai tại ứng dụng HTKK 4.6.3 thay cho các phiên bản trước đây.

 

Hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật thuế giá trị gia tăng bao gồm những tài liệu gì?

Hồ sơ hoàn thuế được quy định tại Khoản 2 Điều 71 Luật Quản lý thuế, cụ thể như sau: