Cách tính thuế thu nhập cá nhân năm 2017

1525 lượt xem


Cách tính thuế thu nhập cá nhân năm 2017

 

Tính thuế TNCN từ tiền lương, tiền công luôn là vấn đề khó với kế toán và doanh nghiệp. Nhằm giúp cho các bạn kế toán hiểu rõ hơn về thuế TNCN, ở bài viết dưới đây chúng tôi hướng dẫn các bạn chi tiết về cách tính thuế thu nhập cá nhân năm 2017 đối với thu nhập từ tiền lương – tiền công, thu nhập từ kinh doanh; đối với cá nhân ký hợp đồng trên 3 tháng hoặc dưới 3 tháng làm việc.

 

 

A/ Thời điểm tính thuế TNCN:

 

– Là thời điểm chi trả thu nhập. (Theo điểm b, khoản 2, điều 8, TT 111/2013/TT-BTC)

 

Ví dụ: Tiền lương của tháng 12/2016 trả vào tháng 01/2017 thì tính vào thu nhập chịu thuế của tháng 1 năm 2017

 

– Thuế TNCN là loại thuế tính theo tháng, kê khai có thể theo tháng hoặc theo quý nhưng quyết toán theo năm.

 

B/ Phương pháp tính thuế TNCN:

 

Tính theo biểu lũy tiến từng phần: dành cho lao động ký HĐLĐ từ 3 tháng trở lên.

 

Khấu trừ 10%: Dành cho không ký hợp đồng hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên.

 

Khấu trừ 20%: Dành cho cá nhân không cư trú (Thường là người nước ngoài) được xác định bằng thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công nhân (×) với thuế suất 20%.

 

1. Đối với cá nhân cư trú có ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên:

 

Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên nhưng nghỉ làm trước khi kết thúc hợp đồng lao động thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập vẫn thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần.

 

(Theo điểm b, khoản 1 điều 25 của TT 111/2013/TT-BTC).

 

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế X Thuế suất.

 

Trong đó:

 

a) Thu nhập tính thuế

 

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ

 

Thu nhập chịu thuế: là Tổng thu nhập cá nhân nhận được từ tổ chức chi trả không bao gồm các khoản sau:

 

* Tiền ăn giữa ca, ăn trưa:

 

+ Nếu doanh nghiệp không tự tổ chức nấu ăn: – mà chi tiền cho người lao động (phụ cấp vào lương) thì:

 

Từ tháng 10/2016: được miễn tối đa 730.000 đồng/người/tháng

 

(Theo Thông tư số 26/2016/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội – HL:15/10/2016)

 

 => Nếu mức chi cao hơn quy định trên thì phần chi vượt mức phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động.

 

Ví dụ: Tháng 1/2017 Công ty phụ cấp tiền ăn trưa là 750.000/tháng. Thì sẽ được miễn 730.000. Còn phần vượt 750.000 – 730.000 = 20.000 tính vào thu nhập chịu thuế

 

+ Nếu doanh nghiệp tự tổ chức nấu ăn, mua phiếu ăn, xuất ăn cho nhân viên: thì được miễn toàn bộ.

 

* Tiền phụ cấp điện thoại: Theo quy định của công ty.

 

(Theo Công Văn Số: 5274/TCT-TNCN Ngày 09/12/2015)

 

Trường hợp khoản chi tiền điện thoại cho cá nhân nếu được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính, Quy chế thưởng … được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp thì khoản chi tiền điện thoại cho cá nhân là thu nhập được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNCN. Trường hợp đơn vị chi tiền điện thoại cho người lao động cao hơn mức khoán chi quy định thì phần chi cao hơn mức khoán chi quy định phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN.

 

(Công văn 1166/TCT-TNCN được ban hành vào ngày 21/3/2016)

 

* Phụ cấp trang phục:

 

+ Bằng hiện vật: Miễn toàn bộ.


+ Bằng tiền: tối đa 5 triệu đồng/người/năm.


+ Trường hợp doanh nghiệp có chi trang phục cả bằng tiền và hiện vật: thì mức miễn tối đa đối với phần bằng tiền không vượt quá 5 triệu đồng/người/năm, bằng hiện vật Miễn toàn bộ.

 

* Tiền công tác phí:

 

Trường hợp các khoản thanh toán tiền công tác phí như tiền vé máy bay, tiền lưu trú, tiền taxi và tiền ăn của các cá nhân đi công tác được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn Luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành thì các khoản thanh toán tiền công tác phí này là khoản thu nhập được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân.

 

(Công văn 1166/TCT-TNCN được ban hành vào ngày 21/3/2016)

 

* Thu nhập từ phần tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ: được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ.

 

– Các khoản giảm trừ bao gồm:

 

Giảm trừ gia cảnh: bản thân 9.000.000 và người phụ thuộc là 3.600.000 (tính trên 1 tháng)

 

Các khoản bảo hiểm bắt buộc: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm nghề nghiệp trong một số lĩnh vực đặc biêt.

 

Các khoản đóng góp từ thiện , nhân đạo, khuyến học.

 

b) Thuế suất:

 

Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công được áp dụng theo Biểu thuế luỹ tiến từng phần:

 

Bậc

Thu nhập tính thuế/ tháng

Thuế suất

Tính số thuế phải nộp

 

 

 

 

Cách 1

Cách 2

1

Đến 5 triệu đồng (trđ)

5%

0tr + 5% TNTT

5%TNTT

2

Trên 5 trđ đến 10 trđ

10%

0.25trđ + 10% TNTT trên 5tr

10%TNTT – 0.25tr

3

Trên 10 trđ đến 18 trđ

15%

0.75trđ + 15% TNTT trên 10tr

15%TNTT – 0.75tr

4

Trên 18 trđ đến 32 trđ

20%

1.95trđ + 20% TNTT trên 18tr

20%TNTT – 1.65tr

5

Trên 32 trđ đến 52 trđ

25%

4.75trđ + 25% TNTT trên 32tr

25%TNTT – 3.25tr

6

Trên 52 trđ đến 80 trđ

30%

9.755trđ + 30% TNTT trên 52tr

30%TNTT – 5.85tr

7

Trên 80tr

35%

18.15trđ + 35% TNTT trên 80tr

35%TNTT – 9.85tr

 

2. Đối với cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động hay có ký nhưng dưới 3 tháng:

 

Tiến hành khấu trừ thuế TNCN theo từng lần chi trả thu nhập từ 2.000.000 trở lên như sau:

 

Đối với cá nhân Cư trú: khấu trừ 10% tổng thu nhập trả/lần

 

“Tiền ăn, lương tăng ca của lao động vãng lai (ký dưới 3 tháng) không được miễn thuế TNCN”.

 

– Trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết (Cam kết 02/CK-TNCN – Theo mẫu tại Thông tư 92/2015/TT-BTC) gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.

 

Căn cứ vào cam kết của người nhận thu nhập, tổ chức trả thu nhập không khấu trừ thuế. Kết thúc năm tính thuế, tổ chức trả thu nhập vẫn phải tổng hợp danh sách và thu nhập của những cá nhân chưa đến mức khấu trừ thuế (vào mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) và nộp cho cơ quan thuế. Cá nhân làm cam kết phải chịu trách nhiệm về bản cam kết của mình, trường hợp phát hiện có sự gian lận sẽ bị xử lý theo quy định của Luật quản lý thuế.

 

Theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC , việc lập cam kết thu nhập thấp để tạm miễn khấu trừ thuế TNCN theo tỷ lệ 10% chỉ dành cho những người ký HĐLĐ dưới 3 tháng và có duy nhất một nguồn thu nhập.

 

Theo đó, đối với những người đang ký HĐLĐ dưới 3 tháng tại Công ty nếu trong năm dương lịch trước khi vào làm việc tại Công ty, các cá nhân này đã đi làm ở nơi khác và có thu nhập tại những nơi này thì không thuộc diện được lập cam kết thu nhập thấp để tạm miễn khấu trừ thuế

 

 Đối với cá nhân không cư trú:

 

Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được xác định bằng thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công nhân (×) với thuế suất 20%.

 

 

Bài viết liên quan

KHI NÀO CHỐT SỐ LIỆU LẬP BÁO CÁO KẾ TOÁN THUẾ ?

551 lượt xem

Những lỗi về hóa đơn và mức xử phạt như thế nào?

1491 lượt xem

Trường hợp giải trình vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

22065 lượt xem

QUY ĐỊNH VỀ THU CHI TÀI CHÍNH CÔNG ĐOÀN NĂM 2023

753 lượt xem

Cách tính lãi suất vay ngân hàng theo tháng mới nhất năm 2023

14502 lượt xem

Đăng ký học

Nhập đầy đủ thông tin

Tin tức nổi bật

PHẦN MỀM HTKK 5.1.7 MỚI NHẤT

HTKK (Hỗ trợ kê khai thuế) là phần mềm giúp hỗ trợ kê khai thuế qua mạng cho người nộp thuế và các doanh nghiệp. Phần mềm HTKK được Tổng cục thuế phát hành miễn phí cho các doanh nghiệp sử dụng để tạo ra các tờ kê khai thuế và sẽ có mã vạch đính kèm khi cần in ra, mà không cần phải trực tiếp đi tới cơ quan thuế như trước nữa.

PHẦN MỀM HTKK 4.6.3 MỚI NHẤT

Bắt đầu từ ngày 26/12/2021, khi lập hồ sơ khai thuế có liên quan đến nội dung nâng cấp nêu trên, tổ chức, cá nhân nộp thuế sẽ sử dụng các chức năng kê khai tại ứng dụng HTKK 4.6.3 thay cho các phiên bản trước đây.

 

Hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật thuế giá trị gia tăng bao gồm những tài liệu gì?

Hồ sơ hoàn thuế được quy định tại Khoản 2 Điều 71 Luật Quản lý thuế, cụ thể như sau:

Phần mềm HTKK 4.5.8 mới nhất ngày 01/07/2021

HTKK 4.5.8 được Tổng cục Thuế nâng cấp ngày 01/07/2021 cập nhật địa bàn hành chính trực thuộc các tỉnh thành trong cả nước và tờ khai quyết toán lợi nhuận sau thuế, đồng thời khắc phục một số nội dung phát sinh trong quá trình triển khai ứng dụng HTKK 4.5.7

Phần mềm HTKK 4.5.5 mới nhất ngày 26/03/2021

Tổng cục Thuế thông báo nâng cấp ứng dụng Hỗ trợ kê khai (HTKK) phiên bản 4.5.5 đáp ứng Thông tư số 202/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính đồng thời cập nhật một số nội dung phát sinh trong quá trình triển khai ứng dụng HTKK 4.5.4, cụ thể như sau: