2069 lượt xem
CÔNG VIỆC CỦA KẾ TOÁN NGÂN HÀNG
Kế toán Ngân hàng là 1 bộ phận trong hệ thống kế toán, vì thế nó cũng phát huy vai trò của kế toán nói chung. Tuy nhiên, xuất phát từ những đặc điểm của hoạt động ngân hàng nên vai trò của kế toán ngân hàng có khác so với các ngành khác. Dưới đây, Kế toán Đức Huy sẽ phân tích và mô tả chi tiết công việc của 1 Kế toán Ngân hàng phải làm như sau:
Tính chất công việc:
1. Kế toán Ngân hàng phải ghi nhận, phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong ngân hàng về các hoạt động: hoạt động nguồn vốn, hoạt động sử dụng nguồn vốn và các dịch vụ ngân hàng khác theo pháp lệnh kế toán thống kê của nhà nước và các thể lệ chế độ kế toán ngân hàng qui định.
2. Kế toán Ngân hàng phải phân loại nghiệp vụ, tổng hợp số liệu theo đúng phương pháp kế toán và theo những chỉ tiêu nhất định nhằm cung cấp thông tin một cách đầy đủ, chính xác.
3. Kế toán ngân hàng phải giám sát quá trình sử dụng tài sản (vốn) nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các loại tài sản thông qua kiểm soát trước các nghiệp vụ bên nợ và nghiệp vụ bên có của bảng tổng kết tài sản ở từng đơn vị ngân hàng cũng như toàn bộ hệ thống.
4. Kế toán ngân hàng phải có trách nhiệm tổ chức tốt công tác kế toán nói chung và kế toán tài chính nói riêng ở từng đơn vị cũng như toàn hệ thống. Đồng thời, kế toán ngân hàng phải tổ chức giao dịch, phục vụ khách hàng 1 cách khoa học, văn minh, lịch sự giúp khách hàng nắm được những nội dung cơ bản của kỹ thuật nghiệp vụ ngân hàng nói chung và kỹ thuật nghiệp vụ kế toán nói riêng góp phần thực hiện chiến lược khách hàng của ngân hàng.
Nhiệm vụ cụ thể:
1. Kiểm tra tính đúng đắn các nội dung ghi trên séc và viết phiếu thu séc với những séc hợp lệ.
2. Lập bảng kê nộp séc, trình ký, đóng dấu để nộp ra ngân hàng.
3. Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của đề nghị thanh toán và lập lệnh chi tiền, uỷ nhiệm chi, công văn mua ngoại tệ (đối với lệnh chi ngoại tệ)... và nộp ra ngân hàng.
4. Kiểm tra đơn xin bảo lãnh ngân hàng của các bộ phận khi có nhu cầu phải bảo lãnh của ngân hàng.
5. Lập hồ sơ bảo lãnh tại các ngân hàng.
6. Chuyển hồ sơ cho kế toán trưởng và chủ tài khoản ký.
7. Nộp hồ sơ cho ngân hàng.
8. Theo dõi tình hình thực hiện các bảo lãnh tại các ngân hàng.
9. Lập hồ sơ vay vốn ngân hàng, trả nợ vay ngân hàng theo qui định của ngân hàng và mục đích của từng lần vay.
10. Chuyển hồ sơ cho kế toán trưởng và chủ tài khoản ký.
11. Chuyển giao hồ sơ cho ngân hàng và theo dõi tình hình nhận nợ và trả nợ vay ngân hàng.
12. Chuẩn bị hồ sơ mở L/C.
13. Theo dõi tình hình mở thanh toán, ký hậu vận đơn gốc, bảo lãnh các LC
14. Nhận chứng từ từ các ngân hàng, xắp xếp theo nội dung.
15. Kiểm tra chứng từ báo nợ, báo có, báo vay, báo trả vay của các ngân hàng.- Định khoản, vào máy các chứng từ tiền gửi, ký cược, ký quỹ, tiền vay ngân hàng.
16. In bảng kê, ký người lập bảng kê, chuyển cho người kiểm soát.
17. Sau khi hồ sơ được kiểm tra, đóng file lưu trữ.
18. Kiểm tra số dư các tài khoản ngân hàng và làm bút toán chênh lệch tỷ giá các tài khoản ngân hàng.
19. In phiếu kế toán, ký người lập và chuyển cho kế toán trưởng ký và lưu trữ.
20. Kiểm tra số dư tiền gửi các ngân hàng để xem tăng giảm của tiền gửi ngân hàng, báo cáo cho trưởng phòng để kiểm soát và thực hiện kế hoạch dòng tiền.
21. Nộp tiền ra ngân hàng để phục vụ các hoạt động của công ty.
22. Theo dõi để thực hiện các công việc đã yêu cầu và giải đáp các khúc mắc của phía ngân hàng.
Báo cáo kế toán thuế để tổng hợp tình hình, kết quả hoạt động nghiệp vụ quản lý thuế của cơ quan thuế các cấp trong một kỳ kế toán thuế. Do vậy, báo cáo thuế có vai trò rất quan trọng và có thời hạn nộp cụ thể, các thông tin trong báo cáo cần được kiểm tra chi tiết và cẩn thận.
Căn cứ Nghị định 125/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 102/2021/NĐ-CP (sau đây viết gọn là Nghị định 125), kể từ ngày 01/01/2022 các vi phạm hành chính về hóa đơn (lỗi về hóa đơn) và mức xử phạt
Những vấn đề các doanh nghiệp rất quan tâm và lưu ý trong quá trình làm công tác kế toán
Hướng dẫn về các khoản Thu, Chi tài chính công đoàn năm 2023
Khi vay vốn ngân hàng, điều quan trọng nhất cần quan tâm là lãi suất cho vay. Hiện nay, tất cả ngân hàng đều có nhiều mức lãi suất khác nhau, tùy thuộc vào hình thức, mức tiền và kỳ hạn vay. Vậy, Để biết lãi suất vay ngân hàng phải trả hàng tháng là bao nhiêu?
Nhập đầy đủ thông tin
Nhập liệu tự động và kiểm soát tính hợp lệ từ các giao dịch ngân hàng, hóa đơn, mã số thuế… Là một phần mềm đơn giản, thông minh và đôi lúc thật kỳ diệu.
Tổng cục Thuế thông báo nâng cấp ứng dụng Hỗ trợ kê khai (HTKK) phiên bản 5.1.8 cập nhật địa bàn hành chính thuộc tỉnh Thanh Hóa, Bắc Giang đồng thời cập nhật một số nội dung phát sinh trong quá trình triển khai HTKK 5.1.7, cụ thể như sau:
HTKK (Hỗ trợ kê khai thuế) là phần mềm giúp hỗ trợ kê khai thuế qua mạng cho người nộp thuế và các doanh nghiệp. Phần mềm HTKK được Tổng cục thuế phát hành miễn phí cho các doanh nghiệp sử dụng để tạo ra các tờ kê khai thuế và sẽ có mã vạch đính kèm khi cần in ra, mà không cần phải trực tiếp đi tới cơ quan thuế như trước nữa.
Hồ sơ hoàn thuế được quy định tại Khoản 2 Điều 71 Luật Quản lý thuế, cụ thể như sau: