Điểm cần Chú ý Về Hóa Đơn Điện Tử

2488 lượt xem


Điểm cần Chú ý Về Hóa Đơn Điện Tử

 

Hóa đơn điện tử ra đời chính là một trong những thành tựu nổi bật của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 tại Việt Nam. Những lợi ích thiết thực hóa đơn điện tử đem lại cho doanh nghiệp có thể kể đến như giảm thiểu thủ tục rườm rà, tiết kiệm chi phí bảo quản in ấn và hạn chế tối đa việc làm giả hóa đơn.

 

Việc sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử mang lại rất nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp như: giảm chi phí in ấn, lưu trữ và vận chuyển hóa đơn. Hóa đơn được lập trên máy tính, ký số sau đó gửi lên cơ quan thuế để xác thực, cơ quan thuế trả về thông tin hóa đơn điện tử có mã xác thực cho doanh nghiệp. Sau khi hóa đơn được cơ quan thuế xác thực doanh nghiệp thực hiện chuyển hóa đơn điện tử đến khách hàng bằng phương tiện điện tử.

 

Quy định của hóa đơn điện tử

Tại khoản 1, Điều 6 của Thông tư 32/2011/TT-BTC quy định nội dung của hóa đơn điện tử phải bao gồm:
a) Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu, số thứ tự hóa đơn;
b) Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán;
c) Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua;
d) Tên hàng hóa, dịch vụ; đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hoá, dịch vụ; thành tiền ghi bằng số và bằng chữ.
Đối với hóa đơn giá trị gia tăng, ngoài dòng đơn giá là giá chưa có thuế giá trị gia tăng, phải có dòng thuế suất thuế giá trị gia tăng, tiền thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền phải thanh toán ghi bằng số và bằng chữ.
e) Chữ ký điện tử theo quy định pháp luật của người bán; ngày, tháng năm lập và gửi hóa đơn.
g) Hóa đơn được thể hiện bằng tiếng Việt. Nếu cần ghi thêm chữ nước ngoài thì chữ nước ngoài được đặt bên phải trong ngoặc đơn () hoặc đặt ngay dưới dòng tiếng Việt và có cỡ nhỏ hơn chữ tiếng Việt…

 

Quy định về hóa đơn 

Tại Khoản 3, Điều 4 Thông tư 39/2014/TT-BTC có quy định một số trường hợp hóa đơn không nhất thiết phải có đầy đủ nội dung bắt buộc như sau:
“a) Tổ chức kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ có thể tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn không nhất thiết phải có chữ ký người mua, dấu của người bán trong trường hợp sau: hóa đơn điện; hóa đơn nước; hóa đơn dịch vụ viễn thông; hóa đơn dịch vụ ngân hàng đáp ứng đủ điều kiện tự in theo hướng dẫn tại Thông tư này.”

 

Đối tượng sử dụng hoá đơn điện tử

  • Các đơn vị tổ chức, doanh nghiệp: phát hành với số lượng hóa đơn lớn như: Điện, Nước, Viễn thông, Truyền hình
  • Các đơn vị có nhiều chi nhánh, tại nhiều Tỉnh/Thành phố
  • Các đơn vị có khách hàng không tập trung, ở nhiều Tỉnh/Thành phố
  • Các doanh nghiệp xuất hóa đơn điện tử theo yêu cầu của ngành thuế

 

Quy trình phát hành

  1. Đăng ký phát hành với cơ quan thuế
  2. Khởi tạo hoá đơn điện tử
  3. Phát hành hoá đơn điện tử

 

Xử lý khi hóa đơn điện tử bị lập sai

 Khi thông tin ban đầu trên hóa đơn mua hàng hóa trên hệ thống bị viết sai, công ty có nhu cầu viết lại hóa đơn khác với thông tin chính xác, hoặc khách hàng trả hàng đã mua trên hệ thống , công ty sẽ lập Biên bản thu hồi hóa đơn hoặc điều chỉnh hóa đơn như hóa đơn giấy sau đó tiến hành thủ tục thu hồi trên hệ thống.

 

Điều kiện được công nhận của hóa đơn điện tử

 Có sự đảm bảo đủ tin cậy về tính toàn vẹn của thông tin chứa trong hóa đơn điện tử từ khi thông tin được tạo ra ở dạng cuối cùng là hóa đơn điện tử. Tiêu chí đánh giá tính toàn vẹn là thông tin còn đầy đủ và chưa bị thay đổi, ngoài những thay đổi về hình thức phát sinh trong quá trình trao đổi, lưu trữ hoặc hiển thị hóa đơn điện tử.
Thông tin chứa trong hóa đơn điện tử có thể truy cập, sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết. 

 

Hai bên doanh nghiệp và đối tác khách hàng cần đảm bảo cả 2 bên đều có những phương tiện cần thiết để gửi và nhận hóa đơn điện tử cũng như các điều kiện sử dụng hóa đơn điện tử, đảm bảo tính chính xác, độ bảo mật liên quan đến Hóa đơn.

kế toán thuế tại ninh bình, kế toán thực hành ninh bình, dạy kế toán tại ninh bình, kế toán thực tế ninh bình, kế toán phần mềm

Bài viết liên quan

KHI NÀO CHỐT SỐ LIỆU LẬP BÁO CÁO KẾ TOÁN THUẾ ?

1459 lượt xem

Những lỗi về hóa đơn và mức xử phạt như thế nào?

2466 lượt xem

Trường hợp giải trình vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

29527 lượt xem

QUY ĐỊNH VỀ THU CHI TÀI CHÍNH CÔNG ĐOÀN NĂM 2023

1193 lượt xem

Cách tính lãi suất vay ngân hàng theo tháng mới nhất năm 2023

18295 lượt xem

Đăng ký học

Nhập đầy đủ thông tin

Tin tức nổi bật

Phần mềm kế toán MISA SME 2023

Phần mềm kế toán MISA SME 2023 cung cấp mọi góc nhìn về tình hình tài chính doanh nghiệp

Nhập liệu tự động và kiểm soát tính hợp lệ từ các giao dịch ngân hàng, hóa đơn, mã số thuế… Là một phần mềm đơn giản, thông minh và đôi lúc thật kỳ diệu.

PHẦN MỀM HTKK 5.1.8 MỚI NHẤT NĂM 2024

Tổng cục Thuế thông báo nâng cấp ứng dụng Hỗ trợ kê khai (HTKK) phiên bản 5.1.8 cập nhật địa bàn hành chính thuộc tỉnh Thanh Hóa, Bắc Giang đồng thời cập nhật một số nội dung phát sinh trong quá trình triển khai HTKK 5.1.7, cụ thể như sau:

PHẦN MỀM HTKK 5.1.7 MỚI NHẤT

HTKK (Hỗ trợ kê khai thuế) là phần mềm giúp hỗ trợ kê khai thuế qua mạng cho người nộp thuế và các doanh nghiệp. Phần mềm HTKK được Tổng cục thuế phát hành miễn phí cho các doanh nghiệp sử dụng để tạo ra các tờ kê khai thuế và sẽ có mã vạch đính kèm khi cần in ra, mà không cần phải trực tiếp đi tới cơ quan thuế như trước nữa.

PHẦN MỀM HTKK 4.6.3 MỚI NHẤT

Bắt đầu từ ngày 26/12/2021, khi lập hồ sơ khai thuế có liên quan đến nội dung nâng cấp nêu trên, tổ chức, cá nhân nộp thuế sẽ sử dụng các chức năng kê khai tại ứng dụng HTKK 4.6.3 thay cho các phiên bản trước đây.

 

Hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật thuế giá trị gia tăng bao gồm những tài liệu gì?

Hồ sơ hoàn thuế được quy định tại Khoản 2 Điều 71 Luật Quản lý thuế, cụ thể như sau: