1304 lượt xem
1. Tài khoản kế toán hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương
+ Hạch toán lương – Tài khoản 334 Phải trả người lao động
Tài khoản 334 được sử dụng để phản ánh các khoản phải trả cho người lao động và tình hình thanh toán các khoản này của doanh nghiệp. Kết cấu của tài khoản 334 cũng tương tự như các tài khoản kế toán khác, bao gồm bên nợ và bên có, trong đó nội dung phản ánh của hai bên như sau:
Bên Nợ:
Bên Có:
+ Hạch toán các khoản trích theo lương – Tài khoản 338 Phải trả phải nộp khác
Tài khoản 338 được sử dụng để phản ánh tình hình thanh toán của doanh nghiệp đối với các khoản phải trả, phải nộp cho các tổ chức xã hội, trong đó có các khoản trích theo lương gồm: kinh phí công đoàn, về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế và về các khoản trích theo lương, khấu trừ vào lương…
Kết cấu của tài khoản 338 cũng tương tự như các tài khoản kế toán khác, bao gồm bên nợ và bên có, trong đó nội dung phản ánh của hai bên như sau:
Bên Nợ:
Bên Có:
Số dư bên nợ: Số trả thừa, nộp thừa, vượt chi chưa thanh toán.
Số dư bên có: Số tiền còn phải trả, phải nộp, giá trị tài sản thừa chờ xử lý.
Đây là hai tài khoản kế toán chính được sử dụng để thực hiện hạch toán lương và các khoản trích theo lương tại doanh nghiệp.
2. Nguyên tắc hạch tiền toán lương và các khoản trích theo lương
- Lương của bộ phận nào thì được hạch toán tương ứng vào chi phí của bộ phận đó.
- Các khoản trích theo lương gồm 2 phần: phần 1 do doanh nghiệp chịu, tính vào chi phí của bộ phận tương ứng; phần 2 do người lao động chịu, DN nộp thay và trừ vào lương phải trả cho người lao động.
- Kế toán cần luôn cập nhật tỉ lệ các khoản trích theo lương mới nhất để áp dụng đúng cho doanh nghiệp
3. Hướng dẫn hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương theo TT200 và TT133
+ Hạch toán tiền lương phải trả cho người lao động
Nợ TK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang
Nợ TK 154, 642 (Theo TT 133)
Nợ các TK 622, 623, 627, 641, 642
Có TK 334 – Phải trả người lao động (3341, 3348).
+ Hạch toán các khoản Bảo hiểm trích theo lương
- Trích các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ trừ vào chi phí của doanh nghiệp, kế toán viên ghi:
Nợ TK 154, 241, 622, 623, 627, 641, 642 …: Tiền lương tham gia BHXH x 23.5%
Có TK 3383 – Bảo hiểm xã hội: Tiền lương tham gia BHXH x 17.5%
Có TK 3384 – Bảo hiểm y tế: Tiền lương tham gia BHXH x 3%
Có TK 3386 (hoặc 3385 – theo Thông tư 133) – bảo hiểm tự nguyện: Tiền lương tham gia BHXH x 1%
Có TK 3382 – KPCĐ: Tiền lương tham gia BHXH x 2%
- Trích khoản Bảo hiểm trừ vào lương của nhân viên, kế toán ghi nhận:
Nợ TK 334 – Phải trả người lao động: Tiền lương tham gia BHXH x 10,5%
Có TK 3383 – BHXH: Tiền lương tham gia BHXH x 8%
Có TK 3384 – BHYT: Tiền lương tham gia BHXH x 1,5%
Có TK 3386 (hoặc 3385 – theo Thông tư 133) – BHTN: Tiền lương tham gia BHXH x 1%
- Khi doanh nghiệp nộp tiền bảo hiểm vào cơ quan nhà nước có thẩm quyền, kế toán ghi nhận:
Nợ TK 3383 – BHXH: Số tiền đã trích BHXH (Tiền lương tham gia BHXH x 25%)
Nợ TK 3384 – BHYT : Số tiền đã trích BHYT (Tiền lương tham gia BHXH x 4,5%)
Nợ TK 3386 (hoặc 3385 – theo Thông tư 133) – BHTN: Số tiền đã trích BHTN (Tiền lương tham gia BHXH x 2%)
Nợ TK 3382 – KPCĐ: Số tiền đóng kinh phí công đoàn (Tiền lương tham gia BHXH x 2%)
Có TK 1111, 1121: Tổng phải nộp (Tiền lương tham gia BHXH x 34%)
- Hạch toán thuế TNCN phải nộp (nếu có)
Khi doanh nghiệp trừ số thuế TNCN phải nộp vào lương của người lao động, kế toán ghi nhận:
Nợ TK 334 – Phải trả người lao động: Tổng số thuế TNCN khấu trừ
Có TK 3335 – Thuế thu nhập cá nhân: Số thuế TNCN khấu trừ
Khi doanh nghiệp nộp tiền thuế TNCN, kế toán ghi nhận:
Nợ TK 3335 – Thuế TNCN: số thuế TNCN đã nộp
Có TK 111, 112: số thuế TNCN đã nộp
+ Hạch toán chi phí lương(hoặc nhân viên ứng trước tiền lương):
- Khi doanh nghiệp thanh toán tiền lương hoặc ứng trước tiền lương cho người lao động, kế toán ghi nhận:
Nợ TK 334 – Phải trả người lao động: Số tiền đã trả người lao động
Có TK 111, 112: Số tiền đã trả người lao động
- Nếu doanh nghiệp trả lương cho người lao bằng hàng hóa, sản phẩm:
Nợ TK 334 – Phải trả người lao động (3341, 3348)
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311)
Có TK 5118 – Doanh thu khác (Giá bán chưa có thuế GTGT).
hoặc:
Nợ TK 334 – Phải trả người lao động (3341, 3348)
Có TK 5118 – Doanh thu khác (Giá thanh toán).
- Nếu doanh nghiệp trả lương cho người lao bằng quỹ khen thưởng, kế toán ghi nhận:
Nợ TK 353 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi
Có TK 334 – Phải trả người lao động.
- Khi xuất quỹ chi tiền thưởng, kế toán ghi nhận:
Nợ TK 334 – Phải trả người lao động.
Có các TK 111, 112, . . .
+ Hạch toán bảo hiểm xã hội (ốm đau, thai sản, tai nạn,. . .) phải trả cho nhân viên
- Hạch toán BHXH – Hạch toán tiền ốm đau thai sản phải trả nhân viên, kế toán viên ghi nhận:
Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác
Có TK 334 – Phải trả người lao động.
- Khi nhận được tiền của cơ quan BHXH trả cho doanh nghiệp, kế toán viên ghi nhận:
Nợ TK 111, 112: Khoản nhận về từ cơ quan BHXH
Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác
- Khi trả tiền chế độ BHXH cho nhân viên (thai sản, ốm đau, tai nạn …), kế toán viên ghi nhận:
Nợ TK 334 – Phải trả người lao động
Có TK 111, 112
Chúc các bạn làm tốt nhiệm vụ! Nếu bạn cần hỗ trợ hãy liên hệ : 0981.668.448
Báo cáo kế toán thuế để tổng hợp tình hình, kết quả hoạt động nghiệp vụ quản lý thuế của cơ quan thuế các cấp trong một kỳ kế toán thuế. Do vậy, báo cáo thuế có vai trò rất quan trọng và có thời hạn nộp cụ thể, các thông tin trong báo cáo cần được kiểm tra chi tiết và cẩn thận.
Căn cứ Nghị định 125/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 102/2021/NĐ-CP (sau đây viết gọn là Nghị định 125), kể từ ngày 01/01/2022 các vi phạm hành chính về hóa đơn (lỗi về hóa đơn) và mức xử phạt
Những vấn đề các doanh nghiệp rất quan tâm và lưu ý trong quá trình làm công tác kế toán
Hướng dẫn về các khoản Thu, Chi tài chính công đoàn năm 2023
Khi vay vốn ngân hàng, điều quan trọng nhất cần quan tâm là lãi suất cho vay. Hiện nay, tất cả ngân hàng đều có nhiều mức lãi suất khác nhau, tùy thuộc vào hình thức, mức tiền và kỳ hạn vay. Vậy, Để biết lãi suất vay ngân hàng phải trả hàng tháng là bao nhiêu?
Nhập đầy đủ thông tin
Nhập liệu tự động và kiểm soát tính hợp lệ từ các giao dịch ngân hàng, hóa đơn, mã số thuế… Là một phần mềm đơn giản, thông minh và đôi lúc thật kỳ diệu.
Tổng cục Thuế thông báo nâng cấp ứng dụng Hỗ trợ kê khai (HTKK) phiên bản 5.1.8 cập nhật địa bàn hành chính thuộc tỉnh Thanh Hóa, Bắc Giang đồng thời cập nhật một số nội dung phát sinh trong quá trình triển khai HTKK 5.1.7, cụ thể như sau:
HTKK (Hỗ trợ kê khai thuế) là phần mềm giúp hỗ trợ kê khai thuế qua mạng cho người nộp thuế và các doanh nghiệp. Phần mềm HTKK được Tổng cục thuế phát hành miễn phí cho các doanh nghiệp sử dụng để tạo ra các tờ kê khai thuế và sẽ có mã vạch đính kèm khi cần in ra, mà không cần phải trực tiếp đi tới cơ quan thuế như trước nữa.
Hồ sơ hoàn thuế được quy định tại Khoản 2 Điều 71 Luật Quản lý thuế, cụ thể như sau: