2066 lượt xem
Bạn vừa bắt đầu công việc của một kế toán viên hoặc đang có định hướng theo đuổi sự nghiệp kế toán. Nhưng liệu bạn đã hiểu rõ nghề kế toán là gì, những khó khăn trong nghề và lộ trình thăng tiến của một kế toán viên ra sao? Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn toàn diện về nghề kế toán.
1. Nghề kế toán là gì?
Có thể hiểu kế toán là nghề thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về toàn bộ tài sản và sự vận động của tài sản trong doanh nghiệp nhằm cung cấp những thông tin hữu ích cho việc ra các quyết định về kinh tế – xã hội và đánh giá hiệu quả của các hoạt động của DN.
2. Công việc của một kế toán viên
Ở những vị trí, cấp bậc khác nhau người kế toán sẽ đảm nhận những nhiệm vụ khác nhau. Nhưng nhìn chung công việc của một kế toán viên bao gồm những hoạt động sau đây:
- Thực hiện ghi chép các hoạt động tài chính, kiểm tra sổ sách kế toán
- Lập chứng từ về tất cả các hoạt động tài chính liên quan
- Xử lý các dữ liệu kế toán để lập báo cáo về tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp lên cho ban lãnh đạo
- Phân tích tình hình tài chính, ngân sách, chi phí, doanh thu của công ty, tham mưu cho ban lãnh đạo
3. Những tố chất cần thiết của một người kế toán
Để trở thành một kế toán viên xuất sắc đòi hỏi bạn phải trải qua quá trình rèn luyện gian khổ, nỗ lực hết mình. Hành trang cần thiết cho bạn để đến với nghề kế toán là đức tính trung thực, khách quan, chăm chỉ, cẩn thận và tỉ mỉ. Ngoài ra để đi được trên con đường này bạn cần rèn luyện thêm khả năng quan sát, phân tích, tổng hợp, kỹ năng tin học, và kỹ năng ngoại ngữ.
4. Cơ hội và khó khăn trong nghề
Không như những ngành nghề khác, với nghề kế toán bạn có thể định hướng rõ ràng tương lai nghề nghiệp cho mình. Đây cũng là nghề có tiềm năng phát triển rất lớn. Có 4 lĩnh vực mà một kế toán viên có thể lựa chọn là kế toán, kiểm toán, thuế và quản lý. Chính nhờ sự đa dạng này mà một người kế toán có thể có nhiều lựa chọn cho sự nghiệp của mình. Bên cạnh đó mức lương cho các vị trí kế toán thường rất cao. Nếu có kinh nghiệm và chuyên môn vững vàng, cơ hội dành cho bạn là rất rộng mở.
Tuy vậy, bất cứ nghề nào cũng có những khó khăn nhất định, và kế toán cũng vậy. Vì đặc thù của nghề đòi hỏi bạn phải có kiến thức chuyên sâu về ngành nên bằng cấp là yêu cầu bắt buộc. Ngoài ra vì công việc chủ yếu của kế toán là làm việc với các con số nên sẽ rất khô khan và áp lực, bạn cũng cần chuẩn bị tâm lý để đối mặt với những vấn đề này.
5. Các cấp bậc của nghề kế toán
Lộ trình thăng tiến thông thường của một nhân viên kế toán sẽ trải qua những cấp bậc sau đây:
- Kế toán viên ($300 – $600): sau khi tốt nghiệp, các bạn có thể ứng tuyển vào các bộ phận kế toán của các công ty, doanh nghiệp. Ở giai đoạn này, vì còn thiếu kinh nghiệm và trình độ chuyên môn còn yếu nên đảm nhiệm ở một mảng nhất định như kế toán kho, kế toán thanh toán,… sẽ là lựa chọn phù hợp cho bạn. Bạn có thể tham gia thêm các khóa học nghiệp vụ kế toán nâng cao để bổ trợ thêm kiến thức cho mình.
- Kế toán tổng hợp($500 – $1200): ở cấp bậc này bạn đã có kinh nghiệm làm việc từ 2 đến 3 năm, có trình độ chuyên môn vững vàng, có khả năng tổng hợp bao quát các hoạt động kế toán của doanh nghiệp, có thể phối hợp số liệu từ các bộ phận để lập ra báo cáo tài chính.
- Kế toán trưởng ($1000 – $2000): là người đứng đầu bộ phận kế toán nói chung của một doanh nghiệp, là người hướng dẫn, chỉ đạo công việc của các kiểm toán viên sao cho hợp lý nhất và làm nhiệm vụ tham mưu cho ban lãnh đạo về tài chính, kế toán của doanh nghiệp. Đây có thể được coi là vị trí cao nhất của một người làm nghề kế toán.
6. Kế toán làm việc ở đâu?
Kế toán là một bộ phận quan trọng mà bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp nào cũng cần đến. Vì vậy cơ hội việc làm cho nghề kế toán rất rộng mở. Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành kế toán, bạn có thể ứng tuyển vào các vị trí như kế toán viên, kiểm toán viên, kê khai thuế, chuyên viên tư vấn tài chính,… Bạn có thể làm việc tại các doanh nghiệp tư nhân hoặc cả các đơn vị thuộc quyền quản lý của nhà nước.
Báo cáo kế toán thuế để tổng hợp tình hình, kết quả hoạt động nghiệp vụ quản lý thuế của cơ quan thuế các cấp trong một kỳ kế toán thuế. Do vậy, báo cáo thuế có vai trò rất quan trọng và có thời hạn nộp cụ thể, các thông tin trong báo cáo cần được kiểm tra chi tiết và cẩn thận.
Căn cứ Nghị định 125/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 102/2021/NĐ-CP (sau đây viết gọn là Nghị định 125), kể từ ngày 01/01/2022 các vi phạm hành chính về hóa đơn (lỗi về hóa đơn) và mức xử phạt
Những vấn đề các doanh nghiệp rất quan tâm và lưu ý trong quá trình làm công tác kế toán
Hướng dẫn về các khoản Thu, Chi tài chính công đoàn năm 2023
Khi vay vốn ngân hàng, điều quan trọng nhất cần quan tâm là lãi suất cho vay. Hiện nay, tất cả ngân hàng đều có nhiều mức lãi suất khác nhau, tùy thuộc vào hình thức, mức tiền và kỳ hạn vay. Vậy, Để biết lãi suất vay ngân hàng phải trả hàng tháng là bao nhiêu?
Nhập đầy đủ thông tin
Nhập liệu tự động và kiểm soát tính hợp lệ từ các giao dịch ngân hàng, hóa đơn, mã số thuế… Là một phần mềm đơn giản, thông minh và đôi lúc thật kỳ diệu.
Tổng cục Thuế thông báo nâng cấp ứng dụng Hỗ trợ kê khai (HTKK) phiên bản 5.1.8 cập nhật địa bàn hành chính thuộc tỉnh Thanh Hóa, Bắc Giang đồng thời cập nhật một số nội dung phát sinh trong quá trình triển khai HTKK 5.1.7, cụ thể như sau:
HTKK (Hỗ trợ kê khai thuế) là phần mềm giúp hỗ trợ kê khai thuế qua mạng cho người nộp thuế và các doanh nghiệp. Phần mềm HTKK được Tổng cục thuế phát hành miễn phí cho các doanh nghiệp sử dụng để tạo ra các tờ kê khai thuế và sẽ có mã vạch đính kèm khi cần in ra, mà không cần phải trực tiếp đi tới cơ quan thuế như trước nữa.
Hồ sơ hoàn thuế được quy định tại Khoản 2 Điều 71 Luật Quản lý thuế, cụ thể như sau: