Những trường hợp giảm thuế xuất khẩu, nhập khẩu và thủ tục đề nghị

1660 lượt xem


Theo quy định pháp luật hiện hành, hiện nay một số hàng hóa được giảm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Trường hợp nào sẽ được giảm thuế xuất, nhập khẩu? Hồ sơ, thủ tục giảm thuế như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cùng các bạn giảo đáp thắc mắc này nhé!

 

1. Các trường hợp giảm thuế xuất, nhập khẩu

 

Theo khoản 1 Điều 18 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 thì để được giảm thuế xuất, nhập khẩu hàng hóa phải đáp ứng các điều kiện sau:

 

- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đang trong quá trình giám sát của cơ quan hải quan;

 

- Bị hư hỏng, mất mát được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám định chứng nhận.

 

Theo đó khi hàng hóa đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên thì sẽ được giảm thuế xuất, nhập khẩu.

 

2. Thủ tục giảm thuế

 

Trình tự, thủ tục giảm thuế được quy định tại Điều 32 Nghị định 134/2016/NĐ-CP,  sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 18/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau:

 

Hồ sơ đề nghị giảm thuế:

 

- Công văn đề nghị giảm thuế của người nộp thuế gửi qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan hải quan theo các tiêu chí thông tin tại Mẫu số 3 Phụ lục VIIa hoặc công văn đề nghị giảm thuế theo Mẫu số 08 tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này: 01 bản chính;

 

- Hợp đồng bảo hiểm, thông báo trả tiền bồi thường của tổ chức nhận bảo hiểm (nếu có), trường hợp hợp đồng bảo hiểm không bao gồm nội dung bồi thường về thuế phải có xác nhận của tổ chức bảo hiểm; hợp đồng hoặc biên bản thỏa thuận đền bù của hãng vận tải đối với trường hợp tổn thất do hãng vận tải gây ra (nếu có): 01 bản chụp;

 

- Biên bản xác nhận nguyên nhân thiệt hại của cơ quan chức năng tại địa bàn nơi phát sinh thiệt hại (biên bản xác nhận vụ cháy của cơ quan cảnh sát phòng cháy chữa cháy của địa phương nơi xảy ra vụ cháy; văn bản xác nhận của một trong các cơ quan, tổ chức có liên quan sau: Cơ quan Công an xã, phường, thị trấn; Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; Ban quản lý khu công nghiệp; Ban quản lý khu chế xuất; Ban quản lý khu kinh tế; Ban quản lý cửa khẩu; Cảng vụ hàng hải; Cảng vụ hàng không nơi xảy ra sự kiện bất khả kháng về thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, tai nạn bất ngờ gây thiệt hại cho nguyên liệu, máy móc, thiết bị nhập khẩu): 01 bản chính.

 

- Giấy chứng nhận giám định của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định về số lượng hàng hóa bị mất mát hoặc tỷ lệ tổn thất thực tế của hàng hóa: 01 bản chính.

 

Nơi nộp hồ sơ:

 

Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục hải quan

 

Thời điểm nộp:

 

- Tại thời điểm làm thủ tục hải quan

 

- Chậm nhất là 30 ngày làm việc kể từ ngày có văn bản xác nhận về mức độ hư hỏng, mất mát, thiệt hại

 

Thời hạn giải quyết:

 

- Trường hợp tại thời điểm làm thủ tục hải quan, người nộp thuế nộp đủ hồ sơ theo quy định, Chi cục Hải quan kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa, kiểm tra điều kiện giảm thuế và thực hiện giảm thuế trong thời hạn làm thủ tục hải quan

 

- Trường hợp người nộp thuế nộp hồ sơ sau thời điểm làm thủ tục hải quan:

 

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tiếp nhận đầy đủ hồ sơ, Cục Hải quan tỉnh, thành phố có trách nhiệm lập hồ sơ, kiểm tra thông tin, thẩm định tính chính xác, đầy đủ của hồ sơ và quyết định giảm thuế theo Mẫu số 12 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này hoặc thông báo cho người nộp thuế biết lý do không thuộc đối tượng giảm thuế, số tiền thuế phải nộp. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, cơ quan hải quan thông báo cho người nộp thuế trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.

 

Trường hợp cần kiểm tra thực tế đối với hàng hóa đã qua khu vực giám sát hải quan để có đủ căn cứ giải quyết giảm thuế thì ban hành quyết định kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người nộp thuế và thực hiện các công việc quy định tại điểm này trong thời hạn tối đa là 40 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

 

Bài viết liên quan

KHI NÀO CHỐT SỐ LIỆU LẬP BÁO CÁO KẾ TOÁN THUẾ ?

1459 lượt xem

Những lỗi về hóa đơn và mức xử phạt như thế nào?

2466 lượt xem

Trường hợp giải trình vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

29527 lượt xem

QUY ĐỊNH VỀ THU CHI TÀI CHÍNH CÔNG ĐOÀN NĂM 2023

1192 lượt xem

Cách tính lãi suất vay ngân hàng theo tháng mới nhất năm 2023

18295 lượt xem

Đăng ký học

Nhập đầy đủ thông tin

Tin tức nổi bật

Phần mềm kế toán MISA SME 2023

Phần mềm kế toán MISA SME 2023 cung cấp mọi góc nhìn về tình hình tài chính doanh nghiệp

Nhập liệu tự động và kiểm soát tính hợp lệ từ các giao dịch ngân hàng, hóa đơn, mã số thuế… Là một phần mềm đơn giản, thông minh và đôi lúc thật kỳ diệu.

PHẦN MỀM HTKK 5.1.8 MỚI NHẤT NĂM 2024

Tổng cục Thuế thông báo nâng cấp ứng dụng Hỗ trợ kê khai (HTKK) phiên bản 5.1.8 cập nhật địa bàn hành chính thuộc tỉnh Thanh Hóa, Bắc Giang đồng thời cập nhật một số nội dung phát sinh trong quá trình triển khai HTKK 5.1.7, cụ thể như sau:

PHẦN MỀM HTKK 5.1.7 MỚI NHẤT

HTKK (Hỗ trợ kê khai thuế) là phần mềm giúp hỗ trợ kê khai thuế qua mạng cho người nộp thuế và các doanh nghiệp. Phần mềm HTKK được Tổng cục thuế phát hành miễn phí cho các doanh nghiệp sử dụng để tạo ra các tờ kê khai thuế và sẽ có mã vạch đính kèm khi cần in ra, mà không cần phải trực tiếp đi tới cơ quan thuế như trước nữa.

PHẦN MỀM HTKK 4.6.3 MỚI NHẤT

Bắt đầu từ ngày 26/12/2021, khi lập hồ sơ khai thuế có liên quan đến nội dung nâng cấp nêu trên, tổ chức, cá nhân nộp thuế sẽ sử dụng các chức năng kê khai tại ứng dụng HTKK 4.6.3 thay cho các phiên bản trước đây.

 

Hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật thuế giá trị gia tăng bao gồm những tài liệu gì?

Hồ sơ hoàn thuế được quy định tại Khoản 2 Điều 71 Luật Quản lý thuế, cụ thể như sau: