Những vấn đề cơ bản về chuyển giá

1795 lượt xem


Những vấn đề cơ bản về chuyển giá

 

Những vấn đề cơ bản về chuyển giá là nội dung quen thuộc, cũng như quan trọng đối với kế toán của một doanh nghiệp. Bài viết này xin cung cấp một góc nhìn về vấn đề chuyển giá cho các kế toán bán hàng và doanh nghiệp Việt.

 

1. Các phương pháp xác định giá thị trường

 

  • Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập;
  • Phương pháp giá vốn cộng lãi;
  • Phương pháp so sánh lợi nhuận
  • Phương pháp giá bán lại;
  • Phương pháp tách lợi nhuận.

Cách thức mà DN chứng minh cho cơ quan thuế tôi không chuyển giá là chứng minh DN của tôi có mức giá xấp xỉ các mức giá của các cty tương đồng trong thị trường (PP1) hoặc tỷ suất lợi nhuận của DN tôi xấp xỉ tỷ suất lợi nhuận của các cty tương đồng trong thị trường (các PP còn lại trong đó rõ nhất là phương pháp số 4).

 

2. Các thành phần của Báo cáo giải trình giao dịch giá thị trường

 

Bao gồm 6 phần cơ bản:

 

• Tổng quan về Tập đoàn và công ty đang xem xét

 

• Tổng quan về GDLK;

 

• Phân tích ngành (nếu ngành đó trong năm gặp khủng hoảng thì đây là cơ sở quan trọng giải thích tại sao DN trong năm bị lỗ một cách hợp lý);

 

• Phân tích chức năng;

 

• Lựa chọn phương pháp xác định giá thị trường phù hợp;

 

• Phân tích kinh tế hay còn gọi là Phân tích so sánh (phần quan trọng nhất trong Báo cáo)

 

3. Khó khăn khi thực hiện Báo cáo giải trình

 

Khó khăn lớn nhất là các DN rất khó hoặc không thể tiếp cận database về giá hoặc thông tin tài chính của các cty làm chung ngành nghề, lĩnh vực với mình. Đó là chưa kể đến việc quy định yêu cầu là phải có ít nhất 05 cty tương đồng trở lên cho mục đích phân tích so sánh.

 

Do đó, các công ty thường thuê các cty kiểm toán hay tư vấn để thực hiện Báo cáo.  Những công ty này làm được do họ mua  và được quyền tiếp cận thông tin tài chính từ những cty bán dữ liệu tài chính chuyên nghiệp như BVD, Reuters,…hoặc tự xây dựng được hệ thống dữ liệu cho nội bộ sử dụng do họ có những khách hàng trong ngành nghề của mình.


  

4. Doanh nghiệp cần làm gì 

 

a. Đánh giá rủi ro bị cơ quan thuế thanh tra về chuyển giá 

 

Những DN có các đặc điểm sau đây được xem là có rủi ro cao về chuyển giá: 

 

Các cty khác trong ngành đang làm ăn tốt, riêng DN mình lại bị lỗ; 

 

Các bên liên kết hoạt động ở những nước có thuế suất thuế TNDN thấp hơn VN (hiện nay là 22%); 

 

Nếu rủi ro cao, DN nên xem xét thực hiện Báo cáo giải trình và phải cân nhắc giữa con số thiệt hại nếu bị thuế áp đặt với mức phí phải trả cho bên tư vấn. Nếu DN đã bị cơ quan thuế thanh tra đến năm nào, DN chỉ cần thực hiện Báo cáo từ các năm chưa bị thanh tra trở về sau. 

 

DN có phát sinh GDLK nhưng không nộp tờ khai GDLK; 

 

DN có giá trị GDLK chiểm tỷ trọng lớn trong doanh thu hoặc chi phí; 

 

b. Phòng ngừa rủi ro về chuyển giá 

 

  • DN phải thường xuyên cập nhật tình hình thị trường, đối thủ cạnh tranh của mình về tăng trưởng, tài chính,…
  • Tham gia các Hiệp hội trong lĩnh vực của cty để lân la hỏi thông tin, mua/xin báo cáo ngành
  • Theo dõi giá của các đối thủ cạnh tranh;
  • Bất kỳ một GDLK phát sinh mới nào đều phải ước tính tác động của nó đến lợi nhuận trong năm, nếu lợi nhuận bị giảm đi đáng kể do GDLK đó sẽ làm rủi ro tăng lên đáng kể;

 

 

Bài viết liên quan

KHI NÀO CHỐT SỐ LIỆU LẬP BÁO CÁO KẾ TOÁN THUẾ ?

1459 lượt xem

Những lỗi về hóa đơn và mức xử phạt như thế nào?

2466 lượt xem

Trường hợp giải trình vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

29526 lượt xem

QUY ĐỊNH VỀ THU CHI TÀI CHÍNH CÔNG ĐOÀN NĂM 2023

1192 lượt xem

Cách tính lãi suất vay ngân hàng theo tháng mới nhất năm 2023

18294 lượt xem

Đăng ký học

Nhập đầy đủ thông tin

Tin tức nổi bật

Phần mềm kế toán MISA SME 2023

Phần mềm kế toán MISA SME 2023 cung cấp mọi góc nhìn về tình hình tài chính doanh nghiệp

Nhập liệu tự động và kiểm soát tính hợp lệ từ các giao dịch ngân hàng, hóa đơn, mã số thuế… Là một phần mềm đơn giản, thông minh và đôi lúc thật kỳ diệu.

PHẦN MỀM HTKK 5.1.8 MỚI NHẤT NĂM 2024

Tổng cục Thuế thông báo nâng cấp ứng dụng Hỗ trợ kê khai (HTKK) phiên bản 5.1.8 cập nhật địa bàn hành chính thuộc tỉnh Thanh Hóa, Bắc Giang đồng thời cập nhật một số nội dung phát sinh trong quá trình triển khai HTKK 5.1.7, cụ thể như sau:

PHẦN MỀM HTKK 5.1.7 MỚI NHẤT

HTKK (Hỗ trợ kê khai thuế) là phần mềm giúp hỗ trợ kê khai thuế qua mạng cho người nộp thuế và các doanh nghiệp. Phần mềm HTKK được Tổng cục thuế phát hành miễn phí cho các doanh nghiệp sử dụng để tạo ra các tờ kê khai thuế và sẽ có mã vạch đính kèm khi cần in ra, mà không cần phải trực tiếp đi tới cơ quan thuế như trước nữa.

PHẦN MỀM HTKK 4.6.3 MỚI NHẤT

Bắt đầu từ ngày 26/12/2021, khi lập hồ sơ khai thuế có liên quan đến nội dung nâng cấp nêu trên, tổ chức, cá nhân nộp thuế sẽ sử dụng các chức năng kê khai tại ứng dụng HTKK 4.6.3 thay cho các phiên bản trước đây.

 

Hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật thuế giá trị gia tăng bao gồm những tài liệu gì?

Hồ sơ hoàn thuế được quy định tại Khoản 2 Điều 71 Luật Quản lý thuế, cụ thể như sau: