Những việc cần làm ngay khi đổi tên công ty năm 2023

1571 lượt xem


Tên doanh nghiệp là một trong những nội dung của Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, tên doanh nghiệp không chỉ thể hiện loại hình doanh nghiệp mà còn thể hiện những đặc điểm riêng (nếu có) của mỗi doanh nghiệp. Chính vì tầm quan trọng của tên doanh nghiệp nên theo quy định của pháp luật hiện nay việc đổi tên doanh nghiệp cũng được quy định rất rõ ràng nhằm tạo các điều kiện pháp lý, tạo thuận lợi cho phía doanh nghiệp tiến hành hoạt động đổi tên doanh nghiệp sao cho phù hợp với loại hình và mục đích của doanh nghiệp mình.

 

- Việc đổi tên doanh nghiệp vẫn phải đáp ứng các điều kiện về tên doanh nghiệp được quy định tại Điều 37 của Luật Doanh nghiệp năm 2020 cụ thể tên doanh nghiệp phải bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:

 

+ Loại hình doanh nghiệp: Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.

 

+ Tên riêng: Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

 

- Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

 

- Các trường hợp đổi tên doanh nghiệp cũng rất đa dạng như việc tên doanh nghiệp bị trung hoặc có yếu tố gây nhầm lẫn, do xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp hay đơn giản hơn có thể là do nhu cầu và mục đích của chính doanh nghiệp đó về quyết định thay đổi tên của doanh nghiệp mình.

 

- Đăng ký đổi tên doanh nghiệp theo quy định tại Điều 48 của Nghị định số 01/2021/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp khi đổi tên doanh nghiệp thì phải gửi hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Cụ thể hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:

 

+ Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký. Nội dung thông báo bao gồm: Tên hiện tại, mã số doanh nghiêp, mã số thuế hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trường hợp doanh nghiệp chưa có mã số doanh nghiệp, mã số thuế); Tên dự kiến thay đổi; Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

 

+ Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc đổi tên doanh nghiệp.

 

- Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp nếu tên doanh nghiệp đăng ký thay đổi không trái với quy định về đặt tên doanh nghiệp. 

 

- Lưu ý: Việc thay đổi tên doanh nghiệp không làm thay đổi quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp.

 

NHỮNG VIỆC CẦN LÀM SAU KHI ĐỔI TÊN CÔNGTY

 

Sau khi thay đổi tên Công ty trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp cần tiến hành các công việc sau:

 

- Điều chỉnh thông tin trên Điều lệ công ty

- Thay con dấu công ty

- Thay đổi thông tin đăng ký bảo hiểm xã hội

- Thay đổi biển hiệu công ty

- Thay đổi thông tin trên văn bằng bảo hộ nhãn hiệu

- Thông báo với ngân hàng và các đối tác khác.

    

Bài viết liên quan

LUẬT THUẾ QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

111 lượt xem

Mức thuế suất Thuế GTGT áp dụng hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh năm 2023

23784 lượt xem

Các khoản phụ cấp cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động năm 2023

25181 lượt xem

TĂNG LƯƠNG CÔNG CHỨC ÁP DỤNG TỪ 1/7/2023

24243 lượt xem

Quy định nội dung trên Hoá đơn và có được Lập hoá đơn bằng tiếng nước ngoài không?

1235 lượt xem

Đăng ký học

Nhập đầy đủ thông tin

Tin tức nổi bật

Phần mềm kế toán MISA SME 2023

Phần mềm kế toán MISA SME 2023 cung cấp mọi góc nhìn về tình hình tài chính doanh nghiệp

Nhập liệu tự động và kiểm soát tính hợp lệ từ các giao dịch ngân hàng, hóa đơn, mã số thuế… Là một phần mềm đơn giản, thông minh và đôi lúc thật kỳ diệu.

PHẦN MỀM HTKK 5.1.8 MỚI NHẤT NĂM 2024

Tổng cục Thuế thông báo nâng cấp ứng dụng Hỗ trợ kê khai (HTKK) phiên bản 5.1.8 cập nhật địa bàn hành chính thuộc tỉnh Thanh Hóa, Bắc Giang đồng thời cập nhật một số nội dung phát sinh trong quá trình triển khai HTKK 5.1.7, cụ thể như sau:

PHẦN MỀM HTKK 5.1.7 MỚI NHẤT

HTKK (Hỗ trợ kê khai thuế) là phần mềm giúp hỗ trợ kê khai thuế qua mạng cho người nộp thuế và các doanh nghiệp. Phần mềm HTKK được Tổng cục thuế phát hành miễn phí cho các doanh nghiệp sử dụng để tạo ra các tờ kê khai thuế và sẽ có mã vạch đính kèm khi cần in ra, mà không cần phải trực tiếp đi tới cơ quan thuế như trước nữa.

PHẦN MỀM HTKK 4.6.3 MỚI NHẤT

Bắt đầu từ ngày 26/12/2021, khi lập hồ sơ khai thuế có liên quan đến nội dung nâng cấp nêu trên, tổ chức, cá nhân nộp thuế sẽ sử dụng các chức năng kê khai tại ứng dụng HTKK 4.6.3 thay cho các phiên bản trước đây.

 

Hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật thuế giá trị gia tăng bao gồm những tài liệu gì?

Hồ sơ hoàn thuế được quy định tại Khoản 2 Điều 71 Luật Quản lý thuế, cụ thể như sau: