Phương pháp ghi nhớ hệ thống tài khoản kế toán

2186 lượt xem


Phương pháp ghi nhớ hệ thống tài khoản kế toán

 

Tài khoản kế toán là phương tiện để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng đối tượng kế toán riêng biệt. Để phản ánh được hết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thì cần 1 hệ thống tài khoản kế toán.  Là 1 kế toán đòi hỏi bạn phải nắm được hệ thống tài khoản kế toán, ở bài này chúng tôi xin chia sẻ phương pháp  ghi nhớ tài khoản kế toán.

 


 

1. Tài khoản:

 

TK đầu 1: Từ 111 - 171 - Là loại TK Tài sản ngắn hạn.

 

TK đầu 2: Từ 211 - 244 - Là loại TK Tài sản dài hạn.

 

TK đầu 3: Từ 311 - 356 - Là loại TK Nợ phải trả.

 

TK đầu 4: Từ 411 - 421 - Là loại TK Nguồn vốn chủ sở hữu.

 

TK đầu 5: Từ 511 – 521 - Là loại TK Doanh thu.

 

TK đầu 6: Từ 611 – 642 - Là loại TK Chi phí sản xuất, kinh doanh.

 

TK đầu 7: (711) - Là TK Thu nhập khác.

 

TK đầu 8: Từ 811 - 821 - Là loại TK Chi phí khác.

 

TK đầu 9: (911) - Là TK xác định kết quả kinh doanh (Tập hợp CP và DT).

 

Tuy có nhiều tài khoản như vậy nhưng các bạn chỉ cần chú ý cho  5 loại TK như sau:

 

Tài khoản Tài sản gồm: TK đầu 1 + 2.

 

Tài khoản Nguồn vốn gồm: TK đầu 3 + 4.

 

Tài khoản Doanh thu gồm: TK đầu 5 + 7.

 

Tài khoản Chi Phí gồm: TK đầu 6 + 8.

 

Tài khoản xác định kết quả kinh doanh: TK 911.

 

Chú ý:

  • TK đầu 5 + 7 mang tính chất NGUỒN VỐN

 

  • TK đầu 6 + 8 mang tính chất TÀI SẢN

 

Kết luận:

 

Tài khoản Tài sản gồm: Tài khoản đầu 1 + 2 + 6 + 8.

 

Tài khoản Nguồn Vốn gồm: Tài khoản đầu 3 + 4 + 5 +7.

 

Tài khoản Xác định kết quả kinh doanh: Tài khoản 911.

 

2. Cách định khoản tài khoản kế toán khi có phát sinh:

 

Những loại tài khoản Tài sản gồm: (1,2,6,8):

 

Khi phát sinh tăng: Ghi bên Nợ

 

Khi phát sinh giảm: Ghi bên Có

 

VD: Xuất tiền mặt 10.000.000đ đi mua hàng hóa.

 

Nợ TK 156 : 10.000.000đ

 

Có TK 111 : 10.000.000đ

 

Những loại tài khoản Nguồn vốn gồm: (3,4,5,7):

 

Khi phát sinh tăng: Ghi bên Có

 

Khi phát sinh giảm: Ghi bên Nợ

 

VD: Vay tiền 20.000.000đ trả cho người bán

 

Nợ TK 331: 20.000.000đ

 

Có TK 311: 20.000.000đ

 

Tài khoản 911 là tài khoản tập hợp chi phí và doanh thu (xác định kết quả kinh doanh)

 

 

Bài viết liên quan

KHI NÀO CHỐT SỐ LIỆU LẬP BÁO CÁO KẾ TOÁN THUẾ ?

1459 lượt xem

Những lỗi về hóa đơn và mức xử phạt như thế nào?

2466 lượt xem

Trường hợp giải trình vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

29526 lượt xem

QUY ĐỊNH VỀ THU CHI TÀI CHÍNH CÔNG ĐOÀN NĂM 2023

1192 lượt xem

Cách tính lãi suất vay ngân hàng theo tháng mới nhất năm 2023

18294 lượt xem

Đăng ký học

Nhập đầy đủ thông tin

Tin tức nổi bật

Phần mềm kế toán MISA SME 2023

Phần mềm kế toán MISA SME 2023 cung cấp mọi góc nhìn về tình hình tài chính doanh nghiệp

Nhập liệu tự động và kiểm soát tính hợp lệ từ các giao dịch ngân hàng, hóa đơn, mã số thuế… Là một phần mềm đơn giản, thông minh và đôi lúc thật kỳ diệu.

PHẦN MỀM HTKK 5.1.8 MỚI NHẤT NĂM 2024

Tổng cục Thuế thông báo nâng cấp ứng dụng Hỗ trợ kê khai (HTKK) phiên bản 5.1.8 cập nhật địa bàn hành chính thuộc tỉnh Thanh Hóa, Bắc Giang đồng thời cập nhật một số nội dung phát sinh trong quá trình triển khai HTKK 5.1.7, cụ thể như sau:

PHẦN MỀM HTKK 5.1.7 MỚI NHẤT

HTKK (Hỗ trợ kê khai thuế) là phần mềm giúp hỗ trợ kê khai thuế qua mạng cho người nộp thuế và các doanh nghiệp. Phần mềm HTKK được Tổng cục thuế phát hành miễn phí cho các doanh nghiệp sử dụng để tạo ra các tờ kê khai thuế và sẽ có mã vạch đính kèm khi cần in ra, mà không cần phải trực tiếp đi tới cơ quan thuế như trước nữa.

PHẦN MỀM HTKK 4.6.3 MỚI NHẤT

Bắt đầu từ ngày 26/12/2021, khi lập hồ sơ khai thuế có liên quan đến nội dung nâng cấp nêu trên, tổ chức, cá nhân nộp thuế sẽ sử dụng các chức năng kê khai tại ứng dụng HTKK 4.6.3 thay cho các phiên bản trước đây.

 

Hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật thuế giá trị gia tăng bao gồm những tài liệu gì?

Hồ sơ hoàn thuế được quy định tại Khoản 2 Điều 71 Luật Quản lý thuế, cụ thể như sau: