2313 lượt xem
I. Mua hàng
1. Mua hàng
- Mua hàng hóa , VPP về nhập kho: các khoản chi phí khác liên quan để mang hàng hóa về nhập kho theo lý thuyết thì hạch toán vào TK 1562 nhưng thực tế kế toán thường công luôn vô tiền mua hàng rồi chia cho số lượng hàng hóa theo một tiêu thức nào đó.
- Trường hợp mua hàng trả tiền ngay :
• Nợ TK 1561: giá mua chưa VAT, chi tiết số lượng từng mặt hàng
• Nợ TK 1331: VAT, thường là 10%
• Có TK 111,112, 141: tổng số tiền phải trả/đã trả NCC
- Trương hợp mua hàng công nợ : (trả sau ):
• Nợ TK 1561: giá mua chưa VAT, chi tiết số lượng từng mặt hàng
• Nợ TK 1331: VAT, thường là 10%
• Có TK 331 :tổng số tiền phải trả nhà cung cấp.
- - Khi thanh toán tiền
• Nợ TK 331 tổng số tiền phải trả nhà cung cấp
• Có TK 111 (nếu trả tiền mặt), 112 (nếu trả qua ngân hàng)
- Trường hợp đã nhận được hóa đơn của NCC nhưng đến cuối tháng hàng chưa về đến kho
+ Cuối tháng kế toán ghi
• Nợ TK 151: giá mua chưa VAT, chi tiết số lượng từng mặt hàng
• Nợ TK 1331: VAT
• Có TK 111,112,331,141: tổng số tiền phải trả/đã trả NCC
+ Qua đầu tháng khi hàng về tới kho
• Nợ TK 1561
• Có TK 151
2. Trả hàng cho NCC: khi nhập kho đơn giá nào thì xuất kho trả với đơn giá đó, hạch toán ngược lại lúc nhập kho
• Nợ TK 331, 111, 112
• Có TK 1561
• Có TK 1331
- Thu lại tiền (nếu có)
• Nợ TK 111,112
• Có TK 331
3. Chiết khấu thương mại được hưởng từ NCC
- Được NCC giảm vào tiền nợ phải trả
• Nợ TK 331
• Có TK 1561
• Có TK 1331
- Được NCC trả lại bằng tiền
• Nợ TK 111, 112
• Có TK 1561
• Có TK 1331
- Hoặc DN có thể hạch toán vào thu nhập khác
• Nợ TK 331
• Có TK 711
II. Bán hàng
1. Bán hàng
- Bán hàng
+ Ghi nhận doanh thu
- Bán hàng thu tiền ngay:
• Nợ TK 111,112: tổng số tiền phải thu/đã thu của KH
• Có TK 5111: tổng giá bán chưa VAT
• Có TK 33311: VAT đầu ra, thường là 10%
- Bán hàng chưa thu tiền
- Nợ TK 131 : tổng số tiền phải thu/chưa thu của KH
• Có TK 5111: tổng giá bán chưa VAT
• Có TK 33311: VAT đầu ra, thường là 10%
- Thu tiền công nợ
- Nợ TK 111 ( thu bằng tiền mặt), 112 (thu qua ngân hàng)
- Có TK 131 :
+ Ghi nhận giá vốn: tùy theo DN chọn phương pháp tính giá xuất kho nào mà phần mềm chạy theo nguyên tắc đó ( thường lựa chọn phương pháp bình quân gia quyền )
• Nợ TK 632
• Có TK 1561
2. Các khoản giảm trừ doanh thu
2.1. Chiết khấu thương mại
Khi KH mua đạt tới một mức nào đó thì DN có chính sách chiết khấu cho KH
Trường hợp KH mua hàng nhiều lần mới đạt được lượng hàng mua được hưởng chiết khấu thì khoản chiết khấu thương mại này được ghi giảm trừ vào giá bán trên “Hoá đơn GTGT” hoặc “Hoá đơn bán hàng” lần cuối cùng.
Trường hợp KH không tiếp tục mua hàng, hoặc khi số chiết khấu thương mại người mua được hưởng lớn hơn số tiền bán hàng được ghi trên hoá đơn lần cuối cùng thì phải chi tiền chiết khấu thương mại cho người mua. Khoản chiết khấu thương mại trong các trường hợp này được hạch toán vào Tài khoản 511.
• Nợ TK 511
• Nợ TK 33311
• Có TK 131,111,112
Trường hợp người mua hàng với khối lượng lớn được hưởng chiết khấu thương mại, giá bán phản ánh trên hoá đơn là giá đã giảm giá (đã trừ chiết khấu thương mại) thì khoản chiết khấu thương mại này không được hạch toán vào TK 511. Doanh thu bán hàng phản ánh theo giá đã trừ chiết khấu thương mại.
2.2. Hàng bán bị trả lại
- Ghi giảm doanh thu, công nợ phải thu KH: bán giá nào thì ghi giảm công nợ giá đó
• Nợ TK 511: giá bán chưa VAT
• Nợ TK 33311: VAT
• Có TK 131,111,112: tổng số tiền phải trả/đã trả lại cho KH
- Giảm giá vốn: xuất kho giá nào thì bây giờ ghi giá đó
• Nợ TK 1561
• Có TK 632
- Các chi phí phát sinh liên quan đến hàng bán bị trả lại
• Nợ TK 641
• Nợ TK 1331
• Có TK 331, 111,112…
2.3. Giảm giá hàng bán
• Nợ TK 511
• Nợ TK 33311
• Có TK 111,112,131
III: Bút toán hạch toán chi phí doanh nghiệp
1 : Bút toán thuế môn bài
* Hạch toán chi phí thuế môn bài
-Nợ tk 642 Tài khoản chi phí thuế môn bài
Có : 3338 Tài khoản thuế môn bài
* Nộp thuế môn bài
Nợ TK3338
Có TK111;112
2 : hạch toán tiền lương
• Hạch toán chi phí lương
-Nợ TK 642 Tài khoan chi phí
-Có TK334
3 : Tài khoản trích bảo hiểm xã hôi
• Trích tính vào chi phí doanh nghiệp
- Nợ tk 642 Tài khoản chi phí
- Có Tk 3383 ;3384;3385
• Trích vào tiền lương công nhân viên
Nợ TK 334
Có TK 3383;3384;3385
4: Trả lương
Nợ TK 334 ( Trừ các khoản trích vào chi phí lương )
Có TK 111;112
IV: Bút toán mua ccdc;TSCĐ không qua kho
Nợ TK 242 ;211 (giá chưa thuế )
Nợ tk 1331 (thuê VAT 10% )
Có tk111;112;331;141 ( Tổng tiền phải trả nhà cung cấp )
V Mua TSCĐ;CCDC Qua kho
• Mua nhập kho
Nợ TK 153 (Kho ccdc;tscd)
Nợ TK 1331
Có TK 111;112;331;141
• Xuất dùng
Nợ TK 242;211
Có TK 153
VI Tài khoản phân bổ chi phí CCDC;TSCĐ
Nơ TK 642 Tài khoản nhận chi phí
Có TK 242;214
VII Các bút toán cuối kỳ. (Tìm hiểu thêm)
-ST-
Báo cáo kế toán thuế để tổng hợp tình hình, kết quả hoạt động nghiệp vụ quản lý thuế của cơ quan thuế các cấp trong một kỳ kế toán thuế. Do vậy, báo cáo thuế có vai trò rất quan trọng và có thời hạn nộp cụ thể, các thông tin trong báo cáo cần được kiểm tra chi tiết và cẩn thận.
Căn cứ Nghị định 125/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 102/2021/NĐ-CP (sau đây viết gọn là Nghị định 125), kể từ ngày 01/01/2022 các vi phạm hành chính về hóa đơn (lỗi về hóa đơn) và mức xử phạt
Những vấn đề các doanh nghiệp rất quan tâm và lưu ý trong quá trình làm công tác kế toán
Hướng dẫn về các khoản Thu, Chi tài chính công đoàn năm 2023
Khi vay vốn ngân hàng, điều quan trọng nhất cần quan tâm là lãi suất cho vay. Hiện nay, tất cả ngân hàng đều có nhiều mức lãi suất khác nhau, tùy thuộc vào hình thức, mức tiền và kỳ hạn vay. Vậy, Để biết lãi suất vay ngân hàng phải trả hàng tháng là bao nhiêu?
Nhập đầy đủ thông tin
Nhập liệu tự động và kiểm soát tính hợp lệ từ các giao dịch ngân hàng, hóa đơn, mã số thuế… Là một phần mềm đơn giản, thông minh và đôi lúc thật kỳ diệu.
Tổng cục Thuế thông báo nâng cấp ứng dụng Hỗ trợ kê khai (HTKK) phiên bản 5.1.8 cập nhật địa bàn hành chính thuộc tỉnh Thanh Hóa, Bắc Giang đồng thời cập nhật một số nội dung phát sinh trong quá trình triển khai HTKK 5.1.7, cụ thể như sau:
HTKK (Hỗ trợ kê khai thuế) là phần mềm giúp hỗ trợ kê khai thuế qua mạng cho người nộp thuế và các doanh nghiệp. Phần mềm HTKK được Tổng cục thuế phát hành miễn phí cho các doanh nghiệp sử dụng để tạo ra các tờ kê khai thuế và sẽ có mã vạch đính kèm khi cần in ra, mà không cần phải trực tiếp đi tới cơ quan thuế như trước nữa.
Hồ sơ hoàn thuế được quy định tại Khoản 2 Điều 71 Luật Quản lý thuế, cụ thể như sau: