TỪ NĂM 2018: BẮT BUỘC NHIỀU ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ

1765 lượt xem


Theo dự thảo Nghị định về hóa đơn (sửa đổi) mà Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý, chuẩn bị
trình Chính phủ, từ năm 2018, cơ quan thuế thực hiện đặt in hóa đơn để bán cho các doanh nghiệp mới
thành lập, hộ, cá nhân kinh doanh; hạn chế các đối tượng đặt in, tự in hóa đơn.
Bên cạnh đó, dự thảo cũng mở rộng, khuyến khích doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT).


Hạn chế đối tượng đặt in, tự in hóa đơn


Theo dự thảo Bộ Tài chính vừa công bố, Nghị định về hóa đơn (sửa đổi) vẫn tồn tại song song hai loại
hình hóa đơn, đó là hóa đơn giấy và hóa đơn điện tử. Bộ Tài chính cho rằng, nhiều nước trên thế giới
hiện nay vẫn tồn tại cả hai loại hình hóa đơn trên. Hóa đơn giấy thường được các siêu thị, trung tâm
thương mại, các cửa hàng bán lẻ, một số đơn vị cung cấp dịch vụ đặc thù (dịch vụ xem phim, dịch vụ vận
chuyển hành khách…) sử dụng, do đó dự thảo đề xuất vẫn để tồn tại song song hai loại hình hóa đơn
giấy và hóa đơn điện tử. Tuy nhiên, để phát triển mở rộng việc sử dụng hóa đơn điện tử, Bộ Tài chính
cho rằng cần hạn chế các đối tượng đặt in, tự in hóa đơn.


Theo đó, tại dự thảo Nghị định quy định, từ năm 2018 các doanh nghiệp, tổ chức không thực hiện đặt in
hóa đơn, cơ quan thuế thực hiện đặt in hóa đơn để bán cho các doanh nghiệp mới thành lập, hộ, cá
nhân kinh doanh. Việc bán hóa đơn cho doanh nghiệp mới thành lập thực hiện trong thời gian 6 tháng.
Trong thời gian này, cơ quan thuế sẽ hỗ trợ, hướng dẫn doanh nghiệp để chuyển sang áp dụng HĐĐT
có mã xác thực của cơ quan thuế. Đối với một số trường hợp không có nhu cầu mua hóa đơn quyển,
nhu cầu sử dụng ít thì đề xuất cơ quan thuế sẽ cấp lẻ hóa đơn do cơ quan thuế tự in để sử dụng.


Riêng đối với các hàng hóa, dịch vụ đặc thù sử dụng tem, vé, thẻ là hóa đơn đặc thù có ghi mệnh giá, thì
các doanh nghiệp, tổ chức vẫn thực hiện đặt in tem, vé, thẻ để sử dụng như hiện hành. Với trường hợp
đặc thù này, Bộ Tài chính sẽ có hướng dẫn cụ thể, chi tiết khi quy định này có hiệu lực thi hành.


Cũng theo dự thảo này, Bộ Tài chính cũng đề xuất, những hóa đơn do tổ chức đã đặt in trước ngày
1/1/2018 thì được tiếp tục sử dụng trong năm 2018. Bộ Tài chính sẽ có giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp
chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử của doanh nghiệp, hoặc HĐĐT có mã xác thực của cơ quan thuế.
Với các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực siêu thị, trung tâm thương mại sử dụng hóa
đơn tự in trực tiếp từ máy tính tiền thì định kỳ chuyển dữ liệu cho cơ quan thuế để theo dõi, giám sát.


Thêm đối tượng sử dụng hóa đơn điện tử


Tại Dự thảo, Bộ Tài chính cũng đề xuất, ngoài những doanh nghiệp đã áp dụng HĐĐT theo hướng dẫn
tại Thông tư số 32/2011/TT-BTC (tổ chức, cá nhân lựa chọn sử dụng hóa đơn điện tử khi mua bán hàng
hóa, cung ứng dịch vụ; tổ chức cung cấp giải pháp hỗ trợ việc khởi tạo, truyền, nhận, lưu trữ, phục hồi
thông điệp dữ liệu của hóa đơn điện tử giữa người bán hàng và người mua hàng; cơ quan quản lý thuế
các cấp và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc khởi tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử),
còn mở rộng thêm đối tượng áp dụng.

 

Cụ thể, áp dụng với doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh đang thực hiện giao dịch điện tử trong khai thuế
với cơ quan thuế, hoặc là tổ chức kinh tế có sử dụng giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng, có
chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật; phần mềm bán hàng hoá, dịch vụ kết nối với phần mềm kế
toán, đảm bảo dữ liệu của hoá đơn điện tử bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tự động chuyển vào
phần mềm (hoặc cơ sở dữ liệu) kế toán tại thời điểm lập hoá đơn thì sử dụng hóa đơn điện tử của doanh
nghiệp trong hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.


Với doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh có mã số thuế đang sử dụng hóa đơn giấy in từ hệ thống máy tính
trước ngày 1/1/2018, nếu có đủ điều kiện nêu trên thì sử dụng HĐĐT của doanh nghiệp từ ngày 1/1/2018
trong hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh mới thành lập nếu
đủ điều kiện áp dụng HĐĐT của doanh nghiệp, không lựa chọn mua hóa đơn đặt in của cơ quan thuế,
không lựa chọn sử dụng HĐĐT có mã xác thực của cơ quan thuế, thì sử dụng HĐĐT của doanh nghiệp.
Dự thảo cũng quy định rõ điều kiện sử dụng HĐĐT của doanh nghiệp, đó là cơ sở sản xuất kinh doanh
đang thực hiện giao dịch điện tử trong khai thuế với cơ quan thuế; hoặc là tổ chức kinh tế có sử dụng
giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng; có chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật; có phần
mềm bán hàng hoá, dịch vụ kết nối với phần mềm kế toán, đảm bảo dữ liệu của hoá đơn điện tử bán
hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tự động chuyển vào phần mềm (hoặc cơ sở dữ liệu) kế toán tại thời
điểm lập hoá đơn.


Về nguyên tắc sử dụng hóa đơn điện tử của doanh nghiệp, dự thảo Nghị định quy định: Trước khi sử
dụng HĐĐT của doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh thực hiện đăng ký, hoặc thông báo với cơ quan thuế
qua cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế. Định kỳ phải chuyển dữ liệu cho cơ quan thuế theo hình
thức chuyển thông tin dữ liệu của từng hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ phát sinh trong tháng
cùng tờ khai thuế GTGT.

 

HĐĐT là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hóa, dịch vụ gồm 2

loại: HĐĐT của doanh nghiệp và HĐĐT có mã xác thực của cơ quan thuế. Theo

đó, HĐĐT có mã xác thực của cơ quan thuế là HĐĐT được cơ quan thuế cấp mã
xác thực và số xác thực qua hệ thống xác thực hóa đơn của cơ quan thuế, hoặc
của tổ chức T-Van. HĐĐT của doanh nghiệp là HĐĐT được khởi tạo, lập, xử lý
trên hệ thống máy tính của tổ chức kinh doanh đã được cấp mã số thuế khi bán
hàng hóa, dịch vụ và được lưu trữ trên máy tính của các bên theo quy định của
pháp luật về giao dịch điện tử.

                                                                                                   -ST-

Bài viết liên quan

KHI NÀO CHỐT SỐ LIỆU LẬP BÁO CÁO KẾ TOÁN THUẾ ?

1459 lượt xem

Những lỗi về hóa đơn và mức xử phạt như thế nào?

2466 lượt xem

Trường hợp giải trình vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

29526 lượt xem

QUY ĐỊNH VỀ THU CHI TÀI CHÍNH CÔNG ĐOÀN NĂM 2023

1192 lượt xem

Cách tính lãi suất vay ngân hàng theo tháng mới nhất năm 2023

18294 lượt xem

Đăng ký học

Nhập đầy đủ thông tin

Tin tức nổi bật

Phần mềm kế toán MISA SME 2023

Phần mềm kế toán MISA SME 2023 cung cấp mọi góc nhìn về tình hình tài chính doanh nghiệp

Nhập liệu tự động và kiểm soát tính hợp lệ từ các giao dịch ngân hàng, hóa đơn, mã số thuế… Là một phần mềm đơn giản, thông minh và đôi lúc thật kỳ diệu.

PHẦN MỀM HTKK 5.1.8 MỚI NHẤT NĂM 2024

Tổng cục Thuế thông báo nâng cấp ứng dụng Hỗ trợ kê khai (HTKK) phiên bản 5.1.8 cập nhật địa bàn hành chính thuộc tỉnh Thanh Hóa, Bắc Giang đồng thời cập nhật một số nội dung phát sinh trong quá trình triển khai HTKK 5.1.7, cụ thể như sau:

PHẦN MỀM HTKK 5.1.7 MỚI NHẤT

HTKK (Hỗ trợ kê khai thuế) là phần mềm giúp hỗ trợ kê khai thuế qua mạng cho người nộp thuế và các doanh nghiệp. Phần mềm HTKK được Tổng cục thuế phát hành miễn phí cho các doanh nghiệp sử dụng để tạo ra các tờ kê khai thuế và sẽ có mã vạch đính kèm khi cần in ra, mà không cần phải trực tiếp đi tới cơ quan thuế như trước nữa.

PHẦN MỀM HTKK 4.6.3 MỚI NHẤT

Bắt đầu từ ngày 26/12/2021, khi lập hồ sơ khai thuế có liên quan đến nội dung nâng cấp nêu trên, tổ chức, cá nhân nộp thuế sẽ sử dụng các chức năng kê khai tại ứng dụng HTKK 4.6.3 thay cho các phiên bản trước đây.

 

Hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật thuế giá trị gia tăng bao gồm những tài liệu gì?

Hồ sơ hoàn thuế được quy định tại Khoản 2 Điều 71 Luật Quản lý thuế, cụ thể như sau: