Các Báo cáo mà doanh nghiệp phải nộp vào dịp cuối năm 2019

1505 lượt xem


I. Kế toán

1. Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn

Doanh nghiệp sử dụng hóa đơn cho việc bán hàng hóa, dịch vụ đều phải nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp, kể cả trường hợp trong kỳ không sử dụng hóa đơn.

Thời hạn nộp:

Báo cáo theo quý: Hạn chót nộp báo cáo quý chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu quý sau.

Báo cáo theo tháng: Chậm nhất là ngày 20 của tháng tiếp theo.

Lưu ý: Trường hợp trong kỳ không sử dụng hóa đơn, tại Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn ghi số lượng hóa đơn sử dụng bằng không (=0).

2. Báo cáo tình hình sử dụng chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân

Hàng quý, doanh nghiệp đang sử dụng chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân phải gửi báo cáo tình hình sử dụng chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp, bao gồm cả trường hợp tự in và được cơ quan thuế cấp.

Hạn chót nộp báo cáo quý chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu quý sau.

 

II. Bảo hiểm

1. Báo cáo về tình hình tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Trước ngày 15/01 hằng năm, doanh nghiệp có trách nhiệm gửi Báo cáo về tình hình tham gia bảo hiểm thất nghiệp của năm trước về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.

 

III. Lao động

1. Báo cáo sử dụng lao động định kỳ hằng năm

Trước ngày 25/11 hằng năm, doanh nghiệp phải gửi Báo cáo tình hình thay đổi về lao động đến Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội (hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đối với các doanh nghiệp thuộc khu công nghiệp) nơi mình đặt trụ sở, chi nhánh và văn phòng đại diện.

2. Báo cáo về công tác an toàn, vệ sinh lao động

Trước ngày 10/01 của năm sau, doanh nghiệp phải gửi Báo cáo về công tác an toàn, vệ sinh lao động về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Sở Y tế nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

3. Báo cáo y tế lao động

Trước ngày 10/01 năm liền sau, doanh nghiệp phải báo cáo về việc quản lý sức khỏe người lao động thuộc trách nhiệm quản lý của mình thông qua Báo cáo y tế lao động cho cơ quan quản lý nhà nước về y tế có thẩm quyền biết.

4. Báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động

Trước ngày 10/01 của năm liền sau, doanh nghiệp phải gửi Báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Bài viết liên quan

KHI NÀO CHỐT SỐ LIỆU LẬP BÁO CÁO KẾ TOÁN THUẾ ?

649 lượt xem

Những lỗi về hóa đơn và mức xử phạt như thế nào?

1578 lượt xem

Trường hợp giải trình vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

22887 lượt xem

QUY ĐỊNH VỀ THU CHI TÀI CHÍNH CÔNG ĐOÀN NĂM 2023

801 lượt xem

Cách tính lãi suất vay ngân hàng theo tháng mới nhất năm 2023

14920 lượt xem

Đăng ký học

Nhập đầy đủ thông tin

Tin tức nổi bật

Phần mềm kế toán MISA SME 2023

Phần mềm kế toán MISA SME 2023 cung cấp mọi góc nhìn về tình hình tài chính doanh nghiệp

Nhập liệu tự động và kiểm soát tính hợp lệ từ các giao dịch ngân hàng, hóa đơn, mã số thuế… Là một phần mềm đơn giản, thông minh và đôi lúc thật kỳ diệu.

PHẦN MỀM HTKK 5.1.8 MỚI NHẤT NĂM 2024

Tổng cục Thuế thông báo nâng cấp ứng dụng Hỗ trợ kê khai (HTKK) phiên bản 5.1.8 cập nhật địa bàn hành chính thuộc tỉnh Thanh Hóa, Bắc Giang đồng thời cập nhật một số nội dung phát sinh trong quá trình triển khai HTKK 5.1.7, cụ thể như sau:

PHẦN MỀM HTKK 5.1.7 MỚI NHẤT

HTKK (Hỗ trợ kê khai thuế) là phần mềm giúp hỗ trợ kê khai thuế qua mạng cho người nộp thuế và các doanh nghiệp. Phần mềm HTKK được Tổng cục thuế phát hành miễn phí cho các doanh nghiệp sử dụng để tạo ra các tờ kê khai thuế và sẽ có mã vạch đính kèm khi cần in ra, mà không cần phải trực tiếp đi tới cơ quan thuế như trước nữa.

PHẦN MỀM HTKK 4.6.3 MỚI NHẤT

Bắt đầu từ ngày 26/12/2021, khi lập hồ sơ khai thuế có liên quan đến nội dung nâng cấp nêu trên, tổ chức, cá nhân nộp thuế sẽ sử dụng các chức năng kê khai tại ứng dụng HTKK 4.6.3 thay cho các phiên bản trước đây.

 

Hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật thuế giá trị gia tăng bao gồm những tài liệu gì?

Hồ sơ hoàn thuế được quy định tại Khoản 2 Điều 71 Luật Quản lý thuế, cụ thể như sau: