Hướng dẫn đóng dấu giáp lai và dấu treo chuẩn theo quy định

1757 lượt xem


  • Các con dấu sử dụng rộng rãi tại Việt Nam và có nhiều hình dạng khác nhau điển hình như:

- Dấu tròn áp dụng cho các doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan nhà nước... thể hiện tư cách pháp nhân (tư cách pháp lý) hợp pháp của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đã đăng ký với cơ quan nhà nước. Thông thường các dấu tròn do cơ quan công an cấp và kèm theo giấy chứng nhận mẫu dấu.

 

- Dấu hình vuông là hộ kinh doanh cá thể (không có giấy chứng nhận mẫy dấu) …

 

  • Đối với quy cách đóng dấu giáp lai và dấu treo theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP được quy định như sau:

 

 

1. Đóng dấu giáp lai.

 

Dấu giáp lai là con dấu dùng để đóng lề trái hoặc phải của tài liệu bằng 2 tờ trở lên để tất cả các tờ có thông tin về con dấu có thể đảm bảo tính xác thực của từng tờ văn bản và ngăn chặn thay đổi nội dung, tài liệu sai lệch.

 

Việc đóng dấu giáp lai trên văn bản giấy do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quy định.

 

Dấu giáp lai được đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản hoặc phụ lục văn bản, trùm lên một phần các tờ giấy; mỗi dấu đóng tối đa 05 tờ văn bản.

 

2. Đóng dấu treo.

 

Dấu treo là con dấu cơ quan, tổ chức dùng để đóng lên trang đầu, trùm lên một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tên của phụ lục kèm theo văn bản chính. Đóng dấu treo trên văn bản không khẳng định giá trị pháp lý của văn bản mà chỉ nhằm khẳng định văn bản được đóng dấu treo là một bộ phận của văn bản hành chính.

 

Việc đóng dấu treo trên văn bản giấy cũng do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quy định.

 

Các tổ chức, cá nhân thực hiện các công tác văn thư cần lưu ý về quy định này để trình bày văn bản hành chính hoặc văn bản của cơ quan nhà nước đúng thể thức và quy cách theo quy định của pháp luật.

 

Lưu ý: Việc đóng dấu và sử dụng con dấu góp phần hoàn thiện hình thức pháp lý của văn bản.

 

Bài viết liên quan

KHI NÀO CHỐT SỐ LIỆU LẬP BÁO CÁO KẾ TOÁN THUẾ ?

547 lượt xem

Những lỗi về hóa đơn và mức xử phạt như thế nào?

1487 lượt xem

Trường hợp giải trình vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

22052 lượt xem

QUY ĐỊNH VỀ THU CHI TÀI CHÍNH CÔNG ĐOÀN NĂM 2023

748 lượt xem

Cách tính lãi suất vay ngân hàng theo tháng mới nhất năm 2023

14499 lượt xem

Đăng ký học

Nhập đầy đủ thông tin

Tin tức nổi bật

PHẦN MỀM HTKK 5.1.7 MỚI NHẤT

HTKK (Hỗ trợ kê khai thuế) là phần mềm giúp hỗ trợ kê khai thuế qua mạng cho người nộp thuế và các doanh nghiệp. Phần mềm HTKK được Tổng cục thuế phát hành miễn phí cho các doanh nghiệp sử dụng để tạo ra các tờ kê khai thuế và sẽ có mã vạch đính kèm khi cần in ra, mà không cần phải trực tiếp đi tới cơ quan thuế như trước nữa.

PHẦN MỀM HTKK 4.6.3 MỚI NHẤT

Bắt đầu từ ngày 26/12/2021, khi lập hồ sơ khai thuế có liên quan đến nội dung nâng cấp nêu trên, tổ chức, cá nhân nộp thuế sẽ sử dụng các chức năng kê khai tại ứng dụng HTKK 4.6.3 thay cho các phiên bản trước đây.

 

Hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật thuế giá trị gia tăng bao gồm những tài liệu gì?

Hồ sơ hoàn thuế được quy định tại Khoản 2 Điều 71 Luật Quản lý thuế, cụ thể như sau:

Phần mềm HTKK 4.5.8 mới nhất ngày 01/07/2021

HTKK 4.5.8 được Tổng cục Thuế nâng cấp ngày 01/07/2021 cập nhật địa bàn hành chính trực thuộc các tỉnh thành trong cả nước và tờ khai quyết toán lợi nhuận sau thuế, đồng thời khắc phục một số nội dung phát sinh trong quá trình triển khai ứng dụng HTKK 4.5.7

Phần mềm HTKK 4.5.5 mới nhất ngày 26/03/2021

Tổng cục Thuế thông báo nâng cấp ứng dụng Hỗ trợ kê khai (HTKK) phiên bản 4.5.5 đáp ứng Thông tư số 202/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính đồng thời cập nhật một số nội dung phát sinh trong quá trình triển khai ứng dụng HTKK 4.5.4, cụ thể như sau: