Phẩm chất cần có của nhân viên kế toán tổng hợp

1596 lượt xem


 

Yêu thích những con số

      Một nhân viên kế toán cần phải yêu thích những dãy số. Là nhân viên kế toán, bạn làm việc với các con số ngày này qua ngày khác. Bạn cảm thấy hạnh phúc khi “sắp xếp” chúng vào đúng nơi, làm cho chúng có giá trị, và biến chúng trở thành những con số “ biết nói” với những người quan tâm.


Sự cố gắng không thể thay thế được niềm đam mê. Vì vậy, sẽ là một sai lầm nghiêm trọng nếu bạn đến với nghề kế toán mà không đam mê những con số.

 

Trung thực

     Đã có người ví công việc của nhân viên kế toán tổng hợp giống như công việc của một “người chép sử”. So sánh ấy quả kỳ lạ nhưng không hẳn không có lý. Bạn là nhân viên kế toán - người tạo niềm tin, và để tạo được niềm tin đó thì những thông tin mà bạn đem lại phải trung thực, đáng tin cậy.


Trung thực ở đây có nghĩa là những thông tin phải phản ánh đúng nội dung của hoạt động kinh tế phát sinh. Chỉ những thông tin như vậy mới giúp ích cho các nhà quản lý, các nhà đầu tư, khách hàng cũng như chính doanh nghiệp.

 

Có tính độc lập cao trong công việc, đồng thời phải có tinh thần tập thể

     Thông thường khi làm một nhân viên kế toán, bạn sẽ chuyên vào một lĩnh vực nhất định: kế toán tiền mặt, kế toán vật tư, kế toán chi phí giá thành... Và như vậy bạn sẽ phải làm việc một mình trong lĩnh vực mà mình đảm nhiệm. Bạn sẽ là người tự giải quyết các vấn đề có liên quan đến phần việc của mình.


Song điều đó không có nghĩa là bạn dửng dưng và không liên quan gì với công việc của người khác. Bạn là một cá thể trong tập thể, là một nhân viên kế toán trong hệ thống kế toán của đơn vị, vậy nên “tinh thần đồng đội” cũng rất được đề cao ở đây đấy.

 

Khách quan

    Nếu bạn là “quan chép sử”, tất nhiên bạn phải thật khách quan rồi. Vì “người chép sử không làm ra lịch sử nhưng quyết không cho lịch sử bước qua đầu”. Bạn không thể vì yêu quý vị vua này mà thiên vị, không viết ra những việc không tốt mà ông ta đã làm.

Nhân viên kế toán tổng hợp cũng vậy, luôn phải tuyệt đối khách quan trước những hoạt động kinh tế trong đơn vị mình. Một nhân viên kế toán thực thụ luôn hiểu rằng sự thiếu khách quan của mình sẽ làm hại chính cơ quan, tổ chức và cuối cùng là hại chính mình.

 

Chính xác

     Đây là một trong những phẩm chất cần thiết hàng đầu, quan trọng của người làm kế toán. Là nhân viên kế toán, hàng ngày, bạn phải đối mặt với vô vàn con số. Mỗi con số gắn với một nghiệp vụ khác nhau. Công việc lại đòi hỏi bạn phải chính xác trong từng ghi chép, trong từng phép tính.


Nhân dân ta vẫn có câu “sai một li, đi một dặm”. Đúc kết ấy rất đúng với công việc kế toán. Chỉ cần bạn mắc phải một lỗi ở đâu đó thì sẽ kéo theo sai hệ thống, và công việc tìm kiếm lỗi sai sẽ tiêu tốn không biết bao thời gian, có khi còn làm bạn lỡ đi những cơ hội kinh doanh đem lại lợi nhuận lớn.


 Chăm chỉ, cẩn thận

     Đức tính này nghề nào cũng cần có nhưng khi bạn là một nhân viên kế toán thì dường như yêu cầu trên được đòi hỏi nhiều hơn. Bạn làm việc chỉ với 10 con số (từ 0 đến 9), nhưng đấy lại là 10 con số “biến hoá” nên “cẩn tắc vô áy náy” còn là cách mà bạn tôn trọng công việc của chính mình.


Thiếu tố chất này, bạn sẽ không bao giờ thực hiện được giấc mơ của nhân viên kế toán tin cậy trong lòng mọi người.

 

 Năng động, sáng tạo

      Bạn đừng nghĩ rằng nhân viên kế toán ngồi một chỗ làm việc thì sẽ “không phải năng động” nhé!


Những công việc bạn làm hàng ngày có thể giống nhau nhưng những nghiệp vụ kinh tế phát sinh thì không vậy. Là một nhân viên kế toán chuyên nghiệp, bạn sẽ không chỉ quan tâm đến các sự kiện kinh tế, tài chính xảy ra với doanh nghiệp mình mà còn cả thông tin về đối thủ, những thay đổi của nền kinh tế, xu hướng diễn biến tương lai.

Sự nhạy bén của bạn trước dòng chảy thông tin kinh tế, tài chính đầy biến động sẽ giúp bạn không phải lúng túng trước những biến động. Đồng thời, nó cũng có thể tạo cơ hội cho doanh nghiệp của bạn “đi trước một bước” trong nền kinh tế cạnh tranh ngày càng gay gắt.


Khả năng quan sát, phân tĩch, tổng hợp

     Như bạn đã biết, công việc mà kế toán phải làm khá nhiều: thu thập chứng từ, ghi sổ và lên báo cáo... Những công việc này đòi hỏi khả năng quan sát để phản ứng kịp thời với những sự việc phát sinh, từ đó phân tích, tổng hợp chúng một cách hợp lý


Khả năng diễn đạt

     Bạn muốn là người được mọi người tin tưởng và đặt niềm tin, là một chuyên gia tư vấn cho các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực tài chính, kế toán? Vậy thì chắc chắn bạn sẽ phải có khả năng diễn đạt tốt.


Ngoài việc tính toán ghi chép các số liệu, bạn sẽ là người thuyết trình trước các nhà lãnh đạo, trước những nhân viên nơi mình làm việc về “sức khoẻ”- tình hình tài chính của đơn vị, là người sẽ đưa ra những tư vấn cho các nhà quản trị. Để lời nói của bạn là những “lời nói vàng” thì khả năng diễn đạt là không thể thiếu.


Diễn đạt tốt trong kế toán là ngôn ngữ trong sáng, rõ ràng, mạch lạc và chính xác. Vì thế, bạn đừng nhầm khả năng này với kiểu nói “hoa hoè hoa sói”, hay ví von nhé.

 

Khả năng chịu đựng áp lực công việc

     Làm việc với những con số luôn đặt kế toán viên vào trạng thái căng thẳng, nhất là khi đó là một phần trọng yếu nhất trong việc làm kế toán của bạn.


Ngày ngày nhân viên kế toán đối mặt với lượng lớn các thông tin kinh tế, tài chính, phải tập trung xử lý hàng loạt các nghiệp vụ sao cho chính xác và hợp lý. Nên cũng sẽ chẳng có gì ngạc nhiên nếu trong những ngày đầu làm việc, những con số ám ảnh bạn đến mức ngay khi ngủ bạn cũng mơ thấy chúng.

 

Kĩ năng cần có của kế toán viên

     Kế toán là bộ phận không thể thiếu ở tất cả các đơn vị tổ chức. Vì vậy thị trường việc làm của nghề này rất rộng lớn. Theo thống kê, đến năm 2010, nước ta sẽ có khoảng 500.000 doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp cần từ 3-5 kế toán viên…Như vậy, nhu cầu tuyển dụng nhân viên kế toán đang phát trển song song với tốc độ của ngành kinh tế.  Tuy nhiên, để tìm việc làm tốt trong ngành kế toán, bạn cần học hỏi và trau dồi nhiều kĩ năng.

 

Có năng lực chuyên môn cao

     Đây là những vị trí khá cao trong doanh nghiệp, ngân hàng, hay tổ chức tài chính nên điều trước tiên bạn cần phải có là năng lực chuyên môn cao. Điều này dễ nhìn thấy nhất thông qua tấm bằng tốt nghiệp cao đẳng hoặc đai học chuyên ngành tài chính kế toán. Trải qua quá trình học tập và sau này đi làm tích lũy thêm, bạn phải có những kiến thức, kinh nghiệm, có khả năng lập báo cáo và trình bày báo cáo kế toán, khả năng thống kê, phân tích tài chính, khả năng lập và phân tích báo cáo kế toán cũng như quản trị tài chính doanh nghiệp…

 

Thành thạo máy tính và tiếng Anh

     Đây là hai chìa khoá vàng cùa mọi ngành nghề chứ không riêng gì nghề kế toán. Để đạt được những vị trí cao trong nghề kế toán như trên, bạn càng cần phải thoả mãn hai điều kiện này. Bạn phải thành thạo các phần mềm vi tính văn phòng đặc biệt là Excel dùng để tính toán, Power Point để thuyết trình và các phần mềm chuyên về kế toán. Tiếng Anh của bạn cũng phải đủ để có thể giao tiếp với các đối tác hay thành viên trong công ty là người nước ngoài và đọc các tài liệu, viết các báo cáo tài chính kế toán.
Khả năng tư duy tốt

 Nhất là tư duy toán học, tư duy logic vì kế toán là một công việc luôn luôn phải tiếp xúc với những con số, những bảng biểu và những phép tính phức tạp.

 

 Cẩn thận và trung thực

       Vì công việc của kế toán là xử lý các con số liên quan đến tiền bạc nên chỉ cần sai xót một chút thôi là bạn có thể gây ra những hậu quả khôn lường cho doanh nghiệp của mình. Vậy nên, khi làm việc, bạn phải luôn nhẩm trong đầu câu khẩu hiệu: “Cẩn thận! Cẩn thận! Cẩn thận!”. Cẩn thận từ các bước tính toán cho đến những chi tiết nhỏ như viết số rõ ràng, dễ đọc. Dấu “chấm” và dấu “phẩy” đảo chỗ cho nhau trong một con số là giá trị của nó đã thay đổi rất nhiều rồi. Nhưng hậu quả của việc bất cẩn gây ra còn không nghiêm trọng bằng hậu quả của sự cố tình làm sai hòng mưu cầu lợi ích riêng. Vì vậy, để có thể phát triển trong nghề kế toán thì bạn phải là người rất trung thực. Đây cũng là phẩm chất mà các công ty, đơn vị quan tâm nhất  khi tuyển dụng kế toán viên.

 

 Chịu được áp lực công việc cao, biết cánh quản lý thời gian

       Công việc kế toán trưởng, kế toán tài chính, kế toán tổng hợp là những công việc luôn chân luôn tay luôn đầu óc, nhất là vào gần cuối tháng hay cuối năm, khi mà công ty phải tổng kết thu tiêu, lương bổng cho nhân viên... thì họ càng phải vắt chân lên cổ mà chạy thì mới kịp công việc. Vậy nên, bạn phải có sức khỏe và tinh thần tốt để có thể theo được việc làm kế toán. Bên cạnh đó, bạn phải biết cách sắp xếp thời gian hợp lý để có thể hoàn thành công việc đúng tiến độ mà không hao tổn sức lực nhiều, không để có những khoảng thời gian vô ích.

 

Khả năng giao tiếp, ứng xử khéo léo

        Có được khả năng này thì bạn sẽ dễ dàng hòa đồng với mọi người trong công ty hơn, có thể hợp tác tốt với các thành viên trong phòng, ban của bạn và tạo thiện cảm và có thể là thuyết phục được các đối tác kinh doanh. Kỹ năng này sẽ giúp bạn tiến xa hơn trên con đường thăng tiến.

 

6 kỹ năng “mềm” cần thiết 

         Đã bao giờ bạn đọc thấy thông tin tuyển dụng như thế này chưa: “Cần tuyển nhân viên quản lý việc chi trả lương cho nhân viên, có bằng cử nhân kế toán, 5 năm kinh nghiệm và có khiếu hài hước”?

Bạn ngạc nhiên vì tiêu chuẩn cuối cùng? Đúng là trong thời đại ngày nay, các ông chủ luôn có những đòi hỏi tưởng như vô lý nhưng thực sự họ luôn mong muốn sẽ tìm được những ứng viên có thể cộng tác với tâm lý thoải mái (hiển nhiên là những người đó đã phải có kỹ năng làm việc đáp ứng được yêu cầu của họ rồi). Đó chính là những kỹ năng “mềm”, những kỹ năng không nhìn thấy như khả năng lãnh đạo, khiếu hài hước và khả năng tạo quan hệ tốt với những người khác chính là những lợi thế cạnh tranh của các ứng viên thời nay.

Khi việc lựa chọn đi vào hai ứng viên có trình độ và khả năng làm việc ngang nhau thì người nào có tinh thần làm việc nhóm tốt hơn hoặc có khả năng làm việc ở nhiều vị trí khác nhau hơn cũng sẽ dễ lọt vào “mắt xanh” của sếp hơn

 

Đâu là những kỹ năng “mềm” bạn cần?

      “Ngày nay, các chủ doanh nghiệp luôn muốn thấy khả năng của các ứng viên thể hiện nơi công sở không chỉ trong lĩnh vực công việc” - Đó là chia sẻ của ông Stefanie Cross-Wilson, đồng chủ tịch đơn vị quản lý năng lực và tuyển dụng ở công ty Hudson. “Những kỹ năng và năng lực làm việc thực sự giúp bạn có cơ hội bước vào cửa công ty nhưng chính những kỹ năng mềm mới thường là cái quyết định bạn có được ở lại hay không”.

Và dưới đây là 6 kiểu kỹ năng mềm sẽ tạo cho bạn lợi thế cạnh tranh đáng kể:

 

Khả năng lãnh đạo/Khả năng xây dựng nhóm

      Những kỹ năng lãnh đạo không chỉ là tối cần thiết với những vị trí quản lý mà còn rất thiết yếu với những ứng viên muốn vươn tới vị trí mà ở đó họ có quyền đưa ra những định hướng làm việc cho người khác.


Tinh thần làm việc nhóm

      Sếp nào cũng thích những nhân viên có mối quan hệ tốt với các đồng nghiệp khác. Ngay cả khi công việc bạn làm không thực sự có liên quan tới một nhóm nào cả thì sếp vẫn muốn nhìn thấy bạn có những quan hệ hợp tác tích cực với những người khác.

 

Chủ động và làm việc có mục đích

      Điều này không có nghĩa cần phải thúc giục những người khác. Mặc dù các nhà lãnh đạo không hề muốn nới lỏng các quy định trong công ty cũng như có những nhân viên tự do làm theo ý mình, nhưng họ cũng đánh giá cao nhưng người không phải lúc nào cũng cần được bảo cho biết phải làm gì và luôn biết cách tự đặt ra cho mình những nhiệm vụ để hoàn thành.


Nhà đàm phán tuyệt vời

     Bất kể công việc thực sự của bạn là gì thì khả năng viết một văn bản hay email có tính lôgích, khả năng hướng dẫn trực tiếp rõ ràng và khả năng giúp cho các cuộc họp diễn ra suôn sẻ hoặc chí ít là không nhàm tẻ vẫn luôn rất cần thiết.


Linh hoạt/Khả năng đảm nhiệm nhiều vị trí công việc

      Đôi khi các nhà lãnh đạo gọi đây là khả năng “đội nhiều chiếc mũ cùng một lúc”. Hầu hết các nhân viên đều phải làm khá nhiều công việc khác nhau ngay cả trong những thời gian bình ổn nhất. Tuy nhiên với thị trường lao động đầy rẫy những chuyện giảm biên chế như hiện nay thì các nhà quản lý càng muốn có hơn trong tay những ứng viên có khả năng đảm nhiệm các công việc chưa hề dự tính trước đó.


Khiếu hài hước

     Nói chung, trừ khi bạn muốn nộp đơn thi vào đoàn kịch tấu hài nào đó, còn không, bạn cũng không nhất thiết phải làm tất cả mọi người phá lên cười nắc nẻ. Đó là ý kiến của ông John McKee, chủ tịch kiêm nhà sáng lập website BusinessSuccessCoach.net và là tấc giả cuốn Trí tuệ nghề nghiệp. Ông nói: “Dù tôi chưa nghe thấy chuyện có nhà tuyển dụng nào đó đăng tuyển các ứng viên có khả năng kể hấp dẫn một câu chuyện vui, nhưng tôi tin rằng người ta sẽ đánh giá cao các ứng viên vui vẻ và có khả năng làm nhẹ nhàng một tình huống căng thẳng.”


Tích hợp tất cả các kỹ năng trong công việc

     Bên cạnh 6 kỹ năng kể trên thì còn có những kỹ năng mềm khá quen thuộc khác là kỹ năng quản lý thời gian (bạn phải hoàn thành công việc được giao theo đúng thời hạn), “niềm say mê với công việc” (bạn không nên có những bữa ăn trưa kéo dài tới 3 tiếng đồng hồ) và “khả năng giải quyết vấn đề”.

Cứ cho là bạn có thể liệt kê được một vài trong số những kỹ năng mềm kể trên nhưng điều quan trọng nhất vẫn là khi phỏng vấn, bạn phải làm sao cho những kỹ năng đó được toả sáng. Bà Lindsay Olson, cộng tác viên đồng thời là nhà tuyển dụng của công ty Paradigm Staffing cho biết: “Mặc dù trong lúc phỏng vấn, các nhà tuyển dụng đều cố gắng khai thác sâu vào những kỹ năng làm việc, nhưng bên cạnh đó, họ vẫn để mắt tới các kỹ năng mềm của ứng viên, còn kỹ năng mềm đó là gì thì còn tuỳ thuộc vào vị trí bạn đang ứng tuyển.


Bạn vẫn chưa có được tất cả những kỹ năng mềm kể trên? Đừng lo lắng. Ngay cả trong thế giới việc làm hiện nay thì cũng không nhất thiết bạn phải là một siêu nhân thì mới tìm được một vị trí tốt. Ông Cross-Wilson cho rằng: “Nhà tuyển dụng không hy vọng bạn có khả năng tuyệt vời trong mọi lĩnh vực. Khi phỏng vấn, bạn hoàn toàn có thể trung thực bày tỏ về điểm yếu nào đó của mình. Nếu bạn thoải mái và tự tin, họ sẽ thấy ở bạn một sự trung thực.”


Nghĩ trước những câu chuyện nhỏ

     Ông Olson cho rằng các ứng viên nên tìm ra trước những câu chuyện nhỏ xung quanh chuyện các kỹ năng mềm mà họ nghĩ rằng có giá trị để trao đổi cùng nhà tuyển dụng trong lúc phỏng vấn. Ông nói: “Bạn nên chuẩn bị những ví dụ rõ ràng về việc bạn đã giải quyết những công việc hay các vấn đề cụ thể ra sao và những chuyện đó cũng sẽ giúp người khác hiểu được rằng, bạn có các kỹ năng cần thiết để giải quyết những vấn đề trong công việc.”

Còn nếu bạn nghĩ mình vẫn chưa có chút kỹ năng mềm cần thiết nào để tìm việc ư? Bạn không nhất thiết phải tham gia một lớp học để tăng khiếu hài hước của mình nhưng bạn có thể hỏi ai đó đáng tin cậy hoặc một người bạn của mình. Theo các chuyên gia, rất nhiều những kỹ năng mềm có thể được tích luỹ hay nâng cao trong thời gian làm việc. Bạn có thể tình nguyện tham gia vào nhiều công việc khác nhau hơn hoặc nhân cơ hội nào đó để tham gia vào một nhóm làm việc, cứ như thế là bạn đã có các câu chuyện chuẩn bị cho kỳ phỏng vấn tiếp theo rồi đó.

 

Những điều kiện cần có của một kế toán

     Một kế toán viên luôn  phải nắm vững tình hình của doanh nghiệp bao gồm tài sản và những hoạt động thanh toán lương bổng, mua bán hàng, vay vốn, thế chấp, sản xuất… được gọi là công việc của một kế toán.

 Những công việc chính của một kế toán viên

      Luôn nắm tình hình của doanh nghiệp bao gồm tài sản và những hoạt động thanh toán lương bổng, mua bán hàng, vay vốn, thế chấp, sản xuất… được gọi là công việc của một kế toán. Người làm kế toán cần tập trung những thông tin trên để giải quyết các vấn đề có liên quan đến chuyên môn của mình như tài sản công ty có bao nhiêu, cái gì là cần thiết cho hoạt động sản xuất. Các công văn chứng từ, sổ sách luôn phải chuẩn xác. Vì vậy, kế toán cũng có nhiều việc cho bạn làm đó. 

     Kế toán là người thu nhận và tổng hợp các thông tin liên quan đến đơn vị của mình. Họ luôn là người lập các bảng báo cáo các số liệu về sản xuất, thu – chi của công ty. Đây là một việc làm cần thiết để cấp trên có thể nắm được hoạt động, những biến chuyển hay cả những khó khăn nếu có của đơn vị mình. 

     Trong một đơn vị có rất nhiều lĩnh vực cần quan tâm. Là một kế toán, bạn phải phân loại, sắp xếp các tài liều, dữ liệu sao cho rõ ràng minh bạch vào sổ kế toán của mình. Điều này đảm bảo một điều khi cần thiết kiểm tra, đổi chiếu bạn hoàn toàn có thể tìm kiếm chúng dễ dàng.

 

Điều kiện cần cho một Kế toán

      Bạn phải là một người được đào tạo chuyên ngành kế toán. Việc tích luỹ kiến thức khi đi học là một điều rất cần cho bạn khi làm việc. Vì vậy, ngay từ bây giờ hãy cố gắng làm đầy vốn hiểu biết của mình về lĩnh vực này nhé!

      Tính cẩn thận là một yêu cầu quan trọng cho nghề này. Bởi vì, nghề kế toán gắn liền với các tài liệu, sổ sách, giấy tờ chứa những con số “biết nói” về tình hình tài chính. Do đó, một kế toán như bạn phải đảm bảo giữ gìn tài liệu cũng như làm thế nào để những con số đó luôn chuẩn nhất, dễ dàng tìm kiếm, tra cứu nhất. Và khi tổng hợp những con số khô cứng, bạn càng cần phải cẩn thận vì bạn chỉ sai một ly thôi là có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến toàn công ty. 

      Tính cẩn thận là một yêu cầu quan trọng cho nghề này. Bởi vì, nghề kế toán gắn liền với các tài liệu, sổ sách, giấy tờ chứa những con số “biết nói” về tình hình tài chính.  

      Nghề này có mối quan hệ với rất nhiều nghề khác như ngân hàng, thuế… nên bạn cũng cần phải thông thạo các kỹ năng cơ bản như đọc báo cáo tài chính, phân tích tài chính, các kỹ năng thương lượng, đàm phán để hỗ trợ bạn khi làm việc. 

       Biết cách chia sẻ thông tin, hỗ trợ nhau trong lúc làm việc. Tuy nhiên, do kế toán là một nghề đặc thù, mọi công việc nội bộ có phần “bí mật” nên bạn phải thật cẩn thận từ lời nói đến việc làm của mình. Bạn làm tốt việc này chứng tỏ bạn là một người rất tỉ mỉ và cầu toàn - những tố chất rất cần của một kế toán. 

      Những kiến thức về tin học, ngoại ngữ cũng là điều cần thiết. Nếu thiếu mặt này, bạn sẽ không thể đọc, hiểu các báo cáo liên quan đến công việc kế toán của mình cũng như cơ hội thăng tiến giảm xuống nhiều. Vì vậy, bạn hãy chăm lo cho ngoại ngữ và tin học thật tốt để đảm bảo mình là một ứng cử viên xuất sắc cho vị trí việc cất nhắc nhé.

 

Phân loại kế toán trong doanh nghiệp

* Theo cách thức ghi chép:

o Kế toán đơn.

o Kế toán kép.

* Theo phần hành:

o Kế toán tài sản cố định.

o Kế toán vật liệu.

o Kế toán vốn bằng tiền.

o Kế toán thanh toán.

o Kế toán chi phí và giá thành.

o Kế toán bán hàng.

o ...

* Theo chức năng cung cấp thông tin (đây là cách phân loại được sử dụng rộng rãi, phổ biến bởi vì mục đích của kế toán là cung cấp thông tin cho các đối tượng quan tâm, mà có rất nhiều đối tượng mỗi đối tượng lại quan tâm đến doanh nghiệp với một mục tiêu khác nhau):

o Kế toán tài chính.

o Kế toán quản trị.

 

Bài viết liên quan

KHI NÀO CHỐT SỐ LIỆU LẬP BÁO CÁO KẾ TOÁN THUẾ ?

551 lượt xem

Những lỗi về hóa đơn và mức xử phạt như thế nào?

1493 lượt xem

Trường hợp giải trình vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

22070 lượt xem

QUY ĐỊNH VỀ THU CHI TÀI CHÍNH CÔNG ĐOÀN NĂM 2023

753 lượt xem

Cách tính lãi suất vay ngân hàng theo tháng mới nhất năm 2023

14506 lượt xem

Đăng ký học

Nhập đầy đủ thông tin

Tin tức nổi bật

PHẦN MỀM HTKK 5.1.7 MỚI NHẤT

HTKK (Hỗ trợ kê khai thuế) là phần mềm giúp hỗ trợ kê khai thuế qua mạng cho người nộp thuế và các doanh nghiệp. Phần mềm HTKK được Tổng cục thuế phát hành miễn phí cho các doanh nghiệp sử dụng để tạo ra các tờ kê khai thuế và sẽ có mã vạch đính kèm khi cần in ra, mà không cần phải trực tiếp đi tới cơ quan thuế như trước nữa.

PHẦN MỀM HTKK 4.6.3 MỚI NHẤT

Bắt đầu từ ngày 26/12/2021, khi lập hồ sơ khai thuế có liên quan đến nội dung nâng cấp nêu trên, tổ chức, cá nhân nộp thuế sẽ sử dụng các chức năng kê khai tại ứng dụng HTKK 4.6.3 thay cho các phiên bản trước đây.

 

Hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật thuế giá trị gia tăng bao gồm những tài liệu gì?

Hồ sơ hoàn thuế được quy định tại Khoản 2 Điều 71 Luật Quản lý thuế, cụ thể như sau:

Phần mềm HTKK 4.5.8 mới nhất ngày 01/07/2021

HTKK 4.5.8 được Tổng cục Thuế nâng cấp ngày 01/07/2021 cập nhật địa bàn hành chính trực thuộc các tỉnh thành trong cả nước và tờ khai quyết toán lợi nhuận sau thuế, đồng thời khắc phục một số nội dung phát sinh trong quá trình triển khai ứng dụng HTKK 4.5.7

Phần mềm HTKK 4.5.5 mới nhất ngày 26/03/2021

Tổng cục Thuế thông báo nâng cấp ứng dụng Hỗ trợ kê khai (HTKK) phiên bản 4.5.5 đáp ứng Thông tư số 202/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính đồng thời cập nhật một số nội dung phát sinh trong quá trình triển khai ứng dụng HTKK 4.5.4, cụ thể như sau: