Hướng dẫn tự kiểm tra việc thực hiện pháp luật Lao động của doanh nghiệp

2696 lượt xem


Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 17/2018/TT-BLĐTBXH hướng dẫn việc tự kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động, báo cáo kết quả tự kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động trực tuyến; trách nhiệm của người sử dụng lao động, tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và cơ quan Thanh tra nhà nước về lao động. Quy định này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019. 

1. Thời gian tổ chức kiểm tra

Doanh nghiệp phải tổ chức tự kiểm tra việc chấp hành pháp luật lao động tại cơ sở của mình ít nhất một lần trong năm nhằm đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật lao động và có giải pháp cải tiến việc tuân thủ.

Thời gian kiểm tra cụ thể sẽ do doanh nghiệp tự do quyết định.

Thời kỳ tự kiểm tra từ ngày đầu tiên tháng một dương lịch của năm trước đến thời điểm kiểm tra.

 

2. Nội dung tự kiểm tra

Doanh nghiệp tổ chức tự kiểm tra theo những nội dung sau đây:

– Việc thực hiện báo cáo định kỳ;

– Việc tuyển dụng và đào tạo lao động;

– Việc giao kết và thực hiện hợp đồng lao động;

– Việc đối thoại, thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể;

– Thời giờ làm việc và nghỉ ngơi;

– Việc trả lương cho người lao động;

– Việc tổ chức, thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động; (huấn luyện an toàn vệ sinh lao động, quan trắc môi trường lao động, tai nạn lao động, chế độ, điều kiện làm việc….)

– Việc thực hiện quy định đối với lao động nữ, lao động là người cao tuổi, lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, lao động là người nước ngoài;

– Việc xây dựng và đăng ký nội quy lao động; xử lý kỷ luật lao động, bồi thường trách nhiệm vật chất;

– Việc tham gia và trích đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế hằng tháng cho người lao động thuộc đối tượng phải tham gia;

– Việc giải quyết tranh chấp và khiếu nại về lao động;

– Nội dung khác mà người sử dụng lao động thấy cần thiết.

Những nội dung này sẽ được thiết kế thành phiếu tự kiểm tra theo từng lĩnh vực sản xuất, kinh doanh đăng trên cổng thông tin điện tử.
Người sử dụng lao động căn cứ vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính của mình mà chọn một phiếu tự kiểm tra làm nội dung tự kiểm tra.

 

3. Tiến hành kiểm tra

Doanh nghiệp phải lập kế hoạch tự kiểm tra, sau đó căn cứ vào thời gian và kế hoạch kiểm tra doanh nghiệp thành lập đoàn kiểm tra đồng thời đăng ký tài khoản trên cổng thông tin điện tử tukiemtraphapluatlaodong.gov.vn để lấy phiếu tự kiểm tra làm nội dung tự kiểm tra.

Đoàn kiểm tra bao gồm: đại diện doanh nghiệp làm trưởng đoàn, thành viên đoàn là cán bộ lao động, tiền lương, cán bộ an toàn, vệ sinh lao động, đại diện người lao động và các thành phần khác có liên quan do doanh nghiệp tự quyết định.

Đoàn tự kiểm tra tiến hành đối chiếu với các quy định pháp luật lao động hiện hành tương ứng theo từng nội dung kiểm tra để phân tích, so sánh và kết luận doanh nghiệp có tuân thủ pháp luật lao động hay không và đưa ra những biện pháp khắc phục với những nội dung không tuân thủ (nếu có). Mẫu kết luận kiểm tra được đăng trên cổng thông tin và cập nhật thường xuyên khi có sự thay đổi của pháp luật lao động.

 

4. Hồ sơ tự kiểm tra bao gồm

  • Phiếu tự kiểm tra ( Mẫu lấy từ cổng thông tin tukiemtraphapluatlaodong.gov.vn)
  • Kết luận tự kiểm tra (Mẫu lấy từ cổng thông tin)
  • Văn bản thành lập đoàn tự kiểm tra ( Mẫu doanh nghiệp tư xây dựng)
  • Các tài liệu và hồ sơ phát sinh trong quá trình tự kiểm tra

Những hồ sơ này phải được lưu trữ trong hồ sơ quản lý tại doanh nghiệp để làm căn cứ theo dõi, phân tích và đưa ra các chính sách, giải pháp nhằm nâng cao tuân thủ pháp luật lao động tại doanh nghiệp.

 

5. Báo cáo kết quả tự kiểm tra

Sau khi tiến hành quá trình tự kiểm tra và có kết quả tự kiểm tra thì không bắt buộc doanh nghiệp phải báo cáo kết quả tự kiểm tra.
Doanh nghiệp và đại diện tập thể người lao động chỉ phối hợp với nhau để báo cáo kết quả tự kiểm tra khi có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan Thanh tra lao động.

Quá trình báo cáo được thực hiện qua cổng thông tin điện tử: tukiemtraphapluatlaodong.gov.vn

Cơ sở sử dụng lao động bao gồm cả chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị thi công phải báo cáo tự kiểm tra pháp luật lao động trực tuyến với cơ quan quản lý trực tiếp và với Thanh tra Sở Lao động – Thương binh & Xã hội nơi chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị thi công đang hoạt động.

 

Bài viết liên quan

LUẬT THUẾ QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

910 lượt xem

Mức thuế suất Thuế GTGT áp dụng hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh năm 2023

26029 lượt xem

Những việc cần làm ngay khi đổi tên công ty năm 2023

1697 lượt xem

Các khoản phụ cấp cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động năm 2023

26210 lượt xem

TĂNG LƯƠNG CÔNG CHỨC ÁP DỤNG TỪ 1/7/2023

26584 lượt xem

Đăng ký học

Nhập đầy đủ thông tin

Tin tức nổi bật

Phần mềm kế toán MISA SME 2023

Phần mềm kế toán MISA SME 2023 cung cấp mọi góc nhìn về tình hình tài chính doanh nghiệp

Nhập liệu tự động và kiểm soát tính hợp lệ từ các giao dịch ngân hàng, hóa đơn, mã số thuế… Là một phần mềm đơn giản, thông minh và đôi lúc thật kỳ diệu.

PHẦN MỀM HTKK 5.1.8 MỚI NHẤT NĂM 2024

Tổng cục Thuế thông báo nâng cấp ứng dụng Hỗ trợ kê khai (HTKK) phiên bản 5.1.8 cập nhật địa bàn hành chính thuộc tỉnh Thanh Hóa, Bắc Giang đồng thời cập nhật một số nội dung phát sinh trong quá trình triển khai HTKK 5.1.7, cụ thể như sau:

PHẦN MỀM HTKK 5.1.7 MỚI NHẤT

HTKK (Hỗ trợ kê khai thuế) là phần mềm giúp hỗ trợ kê khai thuế qua mạng cho người nộp thuế và các doanh nghiệp. Phần mềm HTKK được Tổng cục thuế phát hành miễn phí cho các doanh nghiệp sử dụng để tạo ra các tờ kê khai thuế và sẽ có mã vạch đính kèm khi cần in ra, mà không cần phải trực tiếp đi tới cơ quan thuế như trước nữa.

PHẦN MỀM HTKK 4.6.3 MỚI NHẤT

Bắt đầu từ ngày 26/12/2021, khi lập hồ sơ khai thuế có liên quan đến nội dung nâng cấp nêu trên, tổ chức, cá nhân nộp thuế sẽ sử dụng các chức năng kê khai tại ứng dụng HTKK 4.6.3 thay cho các phiên bản trước đây.

 

Hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật thuế giá trị gia tăng bao gồm những tài liệu gì?

Hồ sơ hoàn thuế được quy định tại Khoản 2 Điều 71 Luật Quản lý thuế, cụ thể như sau: