1437 lượt xem
1. Lý do khiến bạn thất bại khi xin việc kế toán
Không giống như một số công việc khác của ngành kinh tế như nhân viên marketing, nhân viên kinh doanh, v.v., Vị trí kế toán được đa phần các nhà tuyển dụng lựa chọn những người đã có kinh nghiệm để bắt tay vào làm việc ngay mà không mất quá nhiều thời gian đào tạo.
Những kế toán chưa có kinh nghiệm thường chưa được tiếp xúc với các loại hóa đơn, chứng từ thực tế nên không thể hạch toán được các nghiệp vụ phức tạp.
Do đó, những bạn sinh viên mới ra trường, những kế toán chưa có kinh nghiệm thường sẽ bị nhà tuyển dụng từ chối.
Lý do tiếp theo khiến bạn thất bại khi ứng tuyển vị trí kế toán là không cập nhật thường xuyên luật kế toán, luật thuế.
Các bộ luật kế toán, luật thuế thường xuyên được thay đổi để phù hợp hơn với thị trường Việt Nam. Do đó, nếu không cập nhật kịp thời, có thể dẫn đến tình trạng làm sai và làm thiếu gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến công ty.
2. Kinh nghiệm xin việc kế toán cho người chưa có kinh nghiệm
Tuy các nhà tuyển dụng thường lựa chọn những ứng viên đã có kinh nghiệm cho các vị trí kế toán, tuy nhiên không phải không có cơ hội nào cho những người chưa có kinh nghiệm.
Nếu bạn là một sinh viên mới ra trường và chưa từng tham gia vào bất kỳ doanh nghiệp nào, hãy tiếp tục tìm hiểu những kinh nghiệm sau để ứng tuyển vị trí việc làm kế toán cho người chưa có kinh nghiệm nhé! có thể tham gia đăng ký các khóa học Kế toán thực hành thực tế tại các Trung tâm.
3. Kinh nghiệm chuẩn bị CV xin việc kế toán
Không chỉ riêng công việc kế toán mà ở bất kỳ ngành nghề nào thì CV là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của một ứng viên.
Trong, CV xin việc bạn cần nêu rõ những bằng cấp và chứng chỉ mình đã đạt được trong quá trình còn là sinh viên. Bởi đây đều là bằng chứng rõ ràng nhất về sự cố gắng và năng lực của bạn trong quá khứ.
Đồng thời, bạn cũng nên tạo niềm tin cho các nhà tuyển dụng thấy được những gì bạn có thể làm được khi đảm nhận vị trí nhân viên kế toán ở công ty họ.
Ngoài ra, kỹ năng cứng và mềm được thể hiện trong CV cũng là một trong những yếu tố cần thiết để nhà tuyển dụng đánh giá đúng về khả năng của bạn.
Trong CV, bạn có thể nêu rõ những kỹ năng cứng của mình như thành thạo các nghiệp vụ, sử dụng tốt các phần mềm kế toán. Đối với kỹ năng mềm, những kỹ năng như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng xử lý tình huống, v.v., cũng là điều giúp bạn ghi được nhiều điểm hơn trong mắt nhà tuyển dụng.
4. Kinh nghiệm cho vòng phỏng vấn
Nếu đã vượt qua được vòng tuyển chọn hồ sơ và đến với buổi phỏng vấn, điều đó có nghĩa bạn đã tiến gần hơn với vị trí ứng tuyển.
Trước khi đến với buổi phỏng vấn, hãy cố gắng chuẩn bị những thông tin cần thiết về công ty như lĩnh vực hoạt động, các thành tích đã đạt được, v.v. Điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá được sự nghiêm túc của bạn khi xin việc.
Bạn cũng cần lưu ý thời gian phỏng vấn. Hãy cố gắng đến địa điểm đã hẹn trước ít nhất 15 phút trước khi buổi phỏng vấn diễn ra, để có thêm thời gian để di chuyển mà không bị trễ hẹn.
Trang phục cho buổi phỏng vấn cũng vô cùng quan trọng. Một bộ đồ đẹp sẽ giúp bạn tự tin, thoải mái hơn. Tuy nhiên cũng đừng nên chọn những trang phục quá lòe loẹt hoặc quá thời trang.
Khi phỏng vấn, bạn hãy cố gắng nghe thật kỹ câu hỏi từ nhà tuyển dụng, nếu không nghe rõ, bạn có thể hỏi lại và cố gắng trả lời một cách tự tin, quyết đoán, mạch lạc và chính xác nhé.
Đối với vị trí kế toán, một số công ty có thể yêu cầu bạn làm các nghiệp vụ kế toán ngay tại chỗ để đánh giá được khả năng của bạn. Đừng quá lo lắng, bởi những nghiệp vụ trong bài kiểm tra thường tương đối cơ bản.
Nhà tuyển dụng chỉ thông qua các nghiệp vụ này để đánh giá về khả năng tập trung, cũng như bước đầu đánh giá về các kỹ năng kế toán của bạn.
5. Kinh nghiệm khi thử việc
Vượt qua được vòng phỏng vấn, điều này không có nghĩa bạn đã được nhận vào chính thức. Thử thách tiếp theo mà bạn cần đối mặt chính là giai đoạn thử việc.
Trong giai đoạn thử việc, hãy cho các nhà lãnh đạo thấy được sự cần mẫn, siêng năng và hiệu quả trong công việc của bạn.
Có thể bạn không hoàn hảo, không hoàn thành được một số công việc, hãy mạnh dạn nhận lỗi, có hướng xử lý và khắc phục kịp thời.
Cách bạn giao tiếp, cư xử với những nhân viên khác trong công ty, tổ chức cũng là một trong những yếu tố mà các nhà lãnh đạo đánh giá bạn.
Chúc bạn tự tin với kiến thức nghiệp vụ và chuẩn bị thật tốt bản lĩnh của mình, bạn cần hỗ trợ thêm hãy liên hệ với Kế toán Đức Huy nhé!
Bạn chuẩn bị có một buổi phỏng vấn xin việc quan trọng, bạn muốn tìm hiểu các câu hỏi phỏng vấn , chuẩn bị kỹ càng mọi thứ để đạt kết quả cao, hãy tham khảo ngay những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn được các nhà tuyển dụng sử dụng nhiều trong các buổi phỏng vấn tuyển nhân viên kế toán, ngân hàng, bán hàng, kinh doanh,...
Sinh viên mới ra trường nếu muốn sớm được nhận làm công việc kế toán thì phải hội tụ đủ những yếu tố sau đây:
Hiểu được CV là gì? tầm quan trọng của CV cũng như biết cách viết CV xin việc chuẩn sẽ giúp các ứng viên ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng, để có thể vượt qua vòng hồ sơ và đến gần hơn với vòng phỏng vấn.
Techcombank Ninh Bình tuyển dụng: Chuyên viên khách hàng - Chuyên gia bảo hiểm
Nhân viên kế toán thuế là mắt xích quan trọng trong việc tính thuế, lập báo cáo thuế và thực hiện nhiệm vụ nộp thuế doanh nghiệp cho nhà nước. Bởi vậy, để chứng tỏ bạn là một nhân viên kế toán thuế tiềm năng, bạn cần "nằm lòng" một số câu hỏi phỏng vấn nhà tuyển dụng dùng để chọn nhân tài sau đây:
Nhập đầy đủ thông tin
Nhập liệu tự động và kiểm soát tính hợp lệ từ các giao dịch ngân hàng, hóa đơn, mã số thuế… Là một phần mềm đơn giản, thông minh và đôi lúc thật kỳ diệu.
Tổng cục Thuế thông báo nâng cấp ứng dụng Hỗ trợ kê khai (HTKK) phiên bản 5.1.8 cập nhật địa bàn hành chính thuộc tỉnh Thanh Hóa, Bắc Giang đồng thời cập nhật một số nội dung phát sinh trong quá trình triển khai HTKK 5.1.7, cụ thể như sau:
HTKK (Hỗ trợ kê khai thuế) là phần mềm giúp hỗ trợ kê khai thuế qua mạng cho người nộp thuế và các doanh nghiệp. Phần mềm HTKK được Tổng cục thuế phát hành miễn phí cho các doanh nghiệp sử dụng để tạo ra các tờ kê khai thuế và sẽ có mã vạch đính kèm khi cần in ra, mà không cần phải trực tiếp đi tới cơ quan thuế như trước nữa.
Hồ sơ hoàn thuế được quy định tại Khoản 2 Điều 71 Luật Quản lý thuế, cụ thể như sau: