Ngân hàng Nhà nước siết an toàn giao dịch điện tử

2362 lượt xem


Thông tư 35 vừa được Ngân hàng Nhà nước ban hành sẽ thay thế Thông tư 29, quy định về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ ngân hàng trên Internet.

 

Theo đó, nội dung thông tư yêu cầu các tài khoản phải được xác thực tối thiểu bằng tên đăng nhập và mã khoá bí mật. Yêu cầu đối với tên đăng nhập là có độ dài tối thiểu 6 ký tự, không được sử dụng toàn bộ ký tự trùng nhau hoặc liên tục theo thứ tự trong bảng chữ cái, chữ số.


Mã khoá bí mật cũng phải có độ dài tối thiểu 6 ký tự, bao gồm chữ và số, chứa chữ hoa có ký tự đặc biệt. Thời gian hiệu lực của mã khoá bí mật tối đa là 12 tháng kể từ ngày lập.

 

Đồng thời, văn bản cũng nhắc tới việc sử dụng mã OTP gửi qua tin nhắn SMS hoặc thư điện tử để xác thực các giao dịch ngân hàng của người dân. Cụ thể, người dân thực hiện các giao dịch ngân hàng cần sử dụng mã OTP gửi qua tin nhắn SMS, các ngân hàng sẽ phải gửi kèm thông tin cảnh báo để người dùng nhận biết được mục đích của mã OTP trong các giao dịch ngân hàng. Sau 5 phút không được sử dụng, mã OTP sẽ không có hiệu lực.

 

Đối với việc thực hiện các giao dịch ngân hàng và xác thực bằng thẻ, OTP sẽ có thời hạn sử dụng tối đa một năm kể từ ngày đăng ký thẻ, và mã OTP khi được cung cấp cũng chỉ có hiệu lực trong vòng 2 phút.

 

Đối với mã OTP được tạo từ phần mềm cài đặt trên thiết bị di động, các ngân hàng cũng phải cung cấp rõ dường dẫn trên website hoặc kho ứng dụng để người dân tải và cài đặt phần mềm tạo OTP. Theo Ngân hàng Nhà nước, việc này sẽ giúp tránh trường hợp kẻ gian lợi dụng tạo các website giả mạo lừa đảo chiếm đoạt thông tin khách hàng.

 

Phần mềm tạo OTP phải sử dụng mã khoá do đơn vị cung cấp để kích hoạt trước khi sử dụng. Một mã khoá chỉ được sử dụng cho một máy di động. Phần mềm tạo OTP phải được kiểm soát truy cập. Nếu xác thực truy cập sai 5 lần liên tiếp, ngân hàng phải tự động khoá không cho khách hàng sử dụng tiếp. Khi đã được cung cấp, mã OTP sẽ có hiệu lực trong vòng 2 phút.

 

Trường hợp người dân xác thực giao dịch chuyển, rút tiền bằng chữ ký số, phải sử dụng chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số của ngân hàng cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật về chữ ký số và dịch vụ chứng thực.

 

Nguồn VNExpress

Bài viết liên quan

LUẬT THUẾ QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

910 lượt xem

Mức thuế suất Thuế GTGT áp dụng hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh năm 2023

26029 lượt xem

Những việc cần làm ngay khi đổi tên công ty năm 2023

1697 lượt xem

Các khoản phụ cấp cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động năm 2023

26210 lượt xem

TĂNG LƯƠNG CÔNG CHỨC ÁP DỤNG TỪ 1/7/2023

26584 lượt xem

Đăng ký học

Nhập đầy đủ thông tin

Tin tức nổi bật

Phần mềm kế toán MISA SME 2023

Phần mềm kế toán MISA SME 2023 cung cấp mọi góc nhìn về tình hình tài chính doanh nghiệp

Nhập liệu tự động và kiểm soát tính hợp lệ từ các giao dịch ngân hàng, hóa đơn, mã số thuế… Là một phần mềm đơn giản, thông minh và đôi lúc thật kỳ diệu.

PHẦN MỀM HTKK 5.1.8 MỚI NHẤT NĂM 2024

Tổng cục Thuế thông báo nâng cấp ứng dụng Hỗ trợ kê khai (HTKK) phiên bản 5.1.8 cập nhật địa bàn hành chính thuộc tỉnh Thanh Hóa, Bắc Giang đồng thời cập nhật một số nội dung phát sinh trong quá trình triển khai HTKK 5.1.7, cụ thể như sau:

PHẦN MỀM HTKK 5.1.7 MỚI NHẤT

HTKK (Hỗ trợ kê khai thuế) là phần mềm giúp hỗ trợ kê khai thuế qua mạng cho người nộp thuế và các doanh nghiệp. Phần mềm HTKK được Tổng cục thuế phát hành miễn phí cho các doanh nghiệp sử dụng để tạo ra các tờ kê khai thuế và sẽ có mã vạch đính kèm khi cần in ra, mà không cần phải trực tiếp đi tới cơ quan thuế như trước nữa.

PHẦN MỀM HTKK 4.6.3 MỚI NHẤT

Bắt đầu từ ngày 26/12/2021, khi lập hồ sơ khai thuế có liên quan đến nội dung nâng cấp nêu trên, tổ chức, cá nhân nộp thuế sẽ sử dụng các chức năng kê khai tại ứng dụng HTKK 4.6.3 thay cho các phiên bản trước đây.

 

Hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật thuế giá trị gia tăng bao gồm những tài liệu gì?

Hồ sơ hoàn thuế được quy định tại Khoản 2 Điều 71 Luật Quản lý thuế, cụ thể như sau: