Quy định Người đại diện theo pháp luật của từng loại hình doanh nghiệp

1848 lượt xem


 

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp. Được quy định theo Luật Doanh nghiệp 2020 chúng ta cùng tìm hiểu:

 

 

 

1. Đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

 

Người đại diện theo pháp luật (NĐDPL) là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

 

Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà có thể có một hoặc nhiều NĐDPL. Số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của NĐDPL được quy định chi tiết tại Điều lệ công ty. Nếu doanh nghiệp có nhiều hơn một NĐDPL thì Điều lệ công ty sẽ quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ của từng người.

 

Luật Doanh nghiệp 2020 đã bổ sung thêm quy định mới về cách xác định thẩm quyền và trách nhiệm của NĐDPL trong trường hợp Điều lệ công ty chưa quy định rõ quyền, nghĩa vụ của từng NĐDPL, theo đó:

 

- Mỗi NĐDPL của doanh nghiệp đều là đại diện đủ thẩm quyền của doanh nghiệp trước bên thứ ba.

 

- Tất cả người NĐDPL phải chịu trách nhiệm liên đới đối với thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.

 

2. Người đại diện theo pháp luật trong các loại hình doanh nghiệp? 

 

  • Doanh nghiệp tư nhân: Chủ doanh nghiệp tư nhân

 

  • Công ty hợp danh:  Các thành viên hợp danh

 

  • Công ty TNHH một thành viên: 

 

Trường hợp tổ chức là chủ sở hữu:

 

+ Công ty phải có ít nhất một NĐDPL là người giữ một trong các chức danh là Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

 

+ Trường hợp Điều lệ công ty không quy định: Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty là NĐDPL của công ty.

 

- Trường hợp cá nhân là chủ sở hữu:

 

+ Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì thông thường Chủ tịch công ty sẽ là NĐDPL của công ty.

 

+ Công ty nên quy định chi tiết NĐDPL trong Điều lệ công ty, pháp luật không có quy định hạn chế hay chỉ định đối với NĐDPL của công ty TNHH MTV do cá nhân là chủ sở hữu.

 

  • Công ty TNHH hai thành viên trở lên:

 

- Công ty phải có ít nhất một NĐDPL là người giữ một trong các chức danh là Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

 

- Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì Chủ tịch Hội đồng thành viên là NĐDPL của công ty.

 

  • Công ty cổ phần:

 

- Trường hợp công ty chỉ có một NĐDPL: Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là NĐDPL của công ty.

 

- Trường hợp Điều lệ chưa có quy định: Chủ tịch Hội đồng quản trị là NĐDPL của công ty.

 

- Trường hợp công ty có hơn một NĐDPL: Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc đương nhiên là NĐDPL của công ty.

 

 

Bài viết liên quan

LUẬT THUẾ QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

1168 lượt xem

Mức thuế suất Thuế GTGT áp dụng hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh năm 2023

26498 lượt xem

Những việc cần làm ngay khi đổi tên công ty năm 2023

1798 lượt xem

Các khoản phụ cấp cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động năm 2023

26462 lượt xem

TĂNG LƯƠNG CÔNG CHỨC ÁP DỤNG TỪ 1/7/2023

27078 lượt xem

Đăng ký học

Nhập đầy đủ thông tin

Tin tức nổi bật

Phần mềm kế toán MISA SME 2023

Phần mềm kế toán MISA SME 2023 cung cấp mọi góc nhìn về tình hình tài chính doanh nghiệp

Nhập liệu tự động và kiểm soát tính hợp lệ từ các giao dịch ngân hàng, hóa đơn, mã số thuế… Là một phần mềm đơn giản, thông minh và đôi lúc thật kỳ diệu.

PHẦN MỀM HTKK 5.1.8 MỚI NHẤT NĂM 2024

Tổng cục Thuế thông báo nâng cấp ứng dụng Hỗ trợ kê khai (HTKK) phiên bản 5.1.8 cập nhật địa bàn hành chính thuộc tỉnh Thanh Hóa, Bắc Giang đồng thời cập nhật một số nội dung phát sinh trong quá trình triển khai HTKK 5.1.7, cụ thể như sau:

PHẦN MỀM HTKK 5.1.7 MỚI NHẤT

HTKK (Hỗ trợ kê khai thuế) là phần mềm giúp hỗ trợ kê khai thuế qua mạng cho người nộp thuế và các doanh nghiệp. Phần mềm HTKK được Tổng cục thuế phát hành miễn phí cho các doanh nghiệp sử dụng để tạo ra các tờ kê khai thuế và sẽ có mã vạch đính kèm khi cần in ra, mà không cần phải trực tiếp đi tới cơ quan thuế như trước nữa.

PHẦN MỀM HTKK 4.6.3 MỚI NHẤT

Bắt đầu từ ngày 26/12/2021, khi lập hồ sơ khai thuế có liên quan đến nội dung nâng cấp nêu trên, tổ chức, cá nhân nộp thuế sẽ sử dụng các chức năng kê khai tại ứng dụng HTKK 4.6.3 thay cho các phiên bản trước đây.

 

Hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật thuế giá trị gia tăng bao gồm những tài liệu gì?

Hồ sơ hoàn thuế được quy định tại Khoản 2 Điều 71 Luật Quản lý thuế, cụ thể như sau: