9 MẸO ĐỂ VIẾT ĐƠN XIN VIỆC HAY

2260 lượt xem


 

1. Trình bày ngắn gọn, rõ ràng, chính xác

 

Một lá thư ứng tuyển nên có độ dài vừa phải để giúp NTD có thể dễ dàng và nhanh chóng đọc lướt để nắm bắt nội dung mà ứng viên muốn truyền tải (thường không nên dài quá 01 trang giấy A4). Nếu quá dài sẽ dẫn đến loãng thông tin và gây tâm lý ngại đọc đối với NTD. Sự phản tác dụng này sẽ gây khó khăn cho bạn trong việc tiếp cận với NTD ngay từ phút đầu tiên.

Chính vì không thể viết dài cho nên các thông tin trong thư xin việc cần được thể hiện một cách rõ ràng, mạch lạc để giúp NTD có thể tóm lấy ý mà bạn muốn diễn đạt ngay lập tức. Bên cạnh đó, tất cả các thông tin ít ỏi mà bạn có thể diễn tả cũng cần được kiểm tra kỹ về độ chính xác như: câu từ, ngữ pháp, đặc biệt là các phần liên quan đến thông tin liên hệ, ngày tháng …

Có rất nhiều ứng viên đã bị loại hồ sơ chỉ vì bất cẩn dẫn đến ghi sai thông tin ngày ứng tuyển hoặc số điện thoại, email cá nhân.

 

2. Hãy thể hiện sự hiểu biết của bạn về công ty

 

Bạn biết đến thông tin tuyển dụng chúng tôi thông qua nguồn nào? Tại sao sau khi tham khảo thông tin tuyển dụng của chúng tôi bạn lại quyết định ứng tuyển vào vị trí này? Đó là những câu hỏi mà NTD muốn bạn trả lời ngay trong phần mở đầu của thư ứng tuyển. Chính vì vậy, hãy khiến NTD hài lòng bằng việc chứng minh rằng bạn đã tìm hiểu các thông tin rất chi tiết về cơ hội nghề nghiệp này và hoạt động công ty.

Ví dụ:

– Thông qua website Vietnamworks, Tôi được biết quý công ty đang tuyển vị trí Chuyên viên Nhân sự.
– Qua tìm hiểu tôi cũng được biết HRline là công ty tư vấn tuyển dụng nhân sự cao cấp hàng đầu tại Việt Nam với hơn 5 năm hình thành và phát triển ở cả Hà Nội và Hồ Chí Minh …

Những thông tin này bạn có thể chủ động tìm hiểu qua internet, bạn bè hay người quen làm tại công ty … Và hãy chắc chắn rằng những gì bạn diễn tả về công ty là hoàn toàn chính xác! Điều này sẽ gây thiện cảm vô cùng lớn đối với NTD, chứng nhận rằng bạn đã nghiêm túc giành thời gian tìm hiểu rất kỹ thông tin về công ty của họ.

 

3. Không viết lại nội dung CV

 

Thư ứng tuyển thường cung cấp ngắn gọn các thông tin nổi bật đề cập trong CV của bạn. Vì thế, thay vì viết quá chi tiết các nội dung đã có trong CV, bạn hãy chọn lọc một số nội dung chính và thể hiện trong thư ứng tuyển. Điều này sẽ giúp bạn có thể ngay lâp tức thu hút được sự chú ý của NTD đến năng lực của mình, đó là điều kiện cần để NTD tiếp tục mở đến CV của bạn.

 

 

4. Mô tả bản thân một cách ngắn gọn nhưng nổi bật

 

Sau tất cả những thông tin bên lề, NTD muốn biết bạn đang ở tầm nào, bạn có giá trị gì với họ? Ở phần nội dung thư ứng tuyển chính là đất để bạn chứng minh cho NTD thấy về năng lực và thành tích của mình. Nhiệm vụ của bạn là tóm gọn các thông tin đã có trong CV thành đoạn Marketing bản thân xúc tích trước NTD. Nên diễn đạt ngắn gọn và tập trung vào các thành tích nổi bật của bản thân để ngay lập tức chỉ ra lịch sử học tập và làm việc đáng tự hào của bạn. Ví dụ: Như đã đề cập trong CV, là một trong 05 sinh viên tốt nghiệp xuất sắc năm 2010 của Đại học Ngoại thương với hơn 4 năm kinh nghiệm làm việc tại công ty kiểm toán Javico (lớn nhất Việt Nam) ở vị trí Trợ lý Tổng Giám đốc, liên tục trong 3 năm liền đạt danh hiệu Cá nhân xuất sắc, tôi tự tin mình có thể đảm nhận trách nhiệm ở vị trí ABC mà Quý công ty đang tìm kiếm …
Với những biểu đạt về năng lực cá nhân mang tính định lượng cao này, chắc chắn NTD sẽ bị thuyết phục bởi bạn!!!

 

5. Chú trọng hơn đến đoạn mở đầu và kết thúc

 

Mở đầu và kết thúc của bất cứ bài viết nào cũng vô cùng quan trọng. Đối với thư ứng tuyển nội dung này lại càng quan trọng hơn do nó có tác động về tâm lý rất lớn và bao chứa những diễn đạt then chốt của mỗi ứng viên. Một mở đầu và kết thúc trang trọng, đủ ý sẽ giúp bạn dễ dàng phá tan rào cản tâm lý để tiếp cận NTD.

Bạn hãy nhớ rằng không nên viết lan man ở đoạn mở đầu thư. Hãy mở đầu thư bằng việc giải thích ngắn gọn lí do tại sao bạn ứng tuyển vào vị trí đó và tóm tắt về bạn, hãy tạo điểm nhấn nổi bật về bản thân bạn so với các ứng viên khác. Đồng thời hãy kết thúc lá thư xin việc bằng việc thể hiện rằng bạn sẽ liên hệ lại hoặc đề nghị họ liên lạc lại với bạn để gặp gỡ, phỏng vấn. Bạn hãy nói rằng bạn sẽ luôn sẵn sàng cho một buổi phỏng vấn để thảo luận chi tiết.

 

6. Chắc chắn rằng thư của bạn sẽ đến đúng tay người có trách nhiệm xử lý

 

Sau khi hoàn thiện xong thư xin việc cũng là lúc bạn cần kiểm tra lại các nội dung quan trọng. Hãy đảm bảo rằng, thư của bạn đã được đề gửi đến đúng cá nhân, bộ phận có liên quan. Bạn nên tìm hiểu kỹ thông tin về việc ai sẽ chịu trách nhiệm trả lời thư ứng tuyển của bạn để có đề gửi chính xác nhất.

Ví dụ: trong thông báo tuyển dụng ghi rõ: Liên hệ Mr. Hùng Ngô … thì trong thư ứng tuyển bạn cũng cần ghi cụ thể: Kính gửi: anh Hùng, tránh ghi chung chung cho các trường hợp này (ví dụ: Kính gửi: phòng Nhân sự). Nếu chúng ta đề gửi đúng tên người phụ trách sẽ được NTD đánh giá rất cao và theo tâm lý thì người phụ trách đó sẽ rất hài lòng về bạn. Điều này chính là thực tế cảm nhận của tác giả qua nhiều năm công tác trong nghề tuyển dụng nhân sự.

Nếu trong các tình huống thông báo tuyển dụng không ghi đích danh cá nhân phụ trách tuyển dụng job đó thì chúng ta có thể đề gửi một cách chung nhất như: Kính gửi: Quý công ty, Phòng Nhân sự, Bộ phận tuyển dụng công ty … Việc này vẫn đảm bảo được tính trang trọng và chính danh của chủ thể nhận thư ứng tuyển.

 

7. Ngôn từ dùng trong thư ứng tuyển

 

Thư ứng tuyển thể hiện sự trân trọng của ứng viên đối với một cơ hội nghề nghiệp nhất định, một thương hiệu của công ty nhất định. Chính vì vậy, ngôn từ sử dụng trong thư cần lịch sự, cầu thị. Bên cạnh đó, mục đích của thư ứng tuyển cũng nhằm chứng minh sơ bộ bạn là ứng viên phù hợp với vị trí mà NTD đang tìm kiếm, vì vậy, bạn nên sử dụng ngôn từ mạch lạc, sử dụng câu mang ý nghĩa khẳng định, thể hiện sự tự tin và quyết tâm cao.

Ví dụ: – Tôi đã có 10 năm kinh nghiệm ở vị trí Trưởng phòng mua hàng.

– Là một người năng động, nhiệt huyết với công việc, sẵn sàng học hỏi và thay đổi để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao, cùng với những kinh nghiệm đã có, tôi tự tin mình là ứng cử viên phù hợp cho vị trí mà Quý công ty đang tìm kiếm.
Ngôn ngữ văn phong qua thư ứng tuyển thể hiện tâm thế của ứng viên, và chắc chắn các NTD cũng không mong gì hơn được đọc các lá thư mang tâm thế cầu thị, quyết tâm và tự tin vào bản thân của các ứng cử viên tiềm năng.

 

8. Thông tin liên hệ

 

Nếu có thể hãy điền tên một người cụ thể bạn sẽ gửi thư xin việc và sơ yếu lí lịch tới họ đặc biệt nếu đó là một yêu cầu hoăn là một ứng tuyển vào vị trí rõ ràng. Hãy tìm kiếm qua website, hỏi bạn bè hoặc đồng nghiệp nếu như họ biết ai đó hoặc hãy gọi tới lễ tân của công ty để có thể hỏi tên hoặc tên công việc cụ thể. Điều này sẽ tốt hơn là bạn chỉ đề thư người nhận là quý ông/ quý bà.

 

9. Ký vào thư ứng tuyển

 

Nếu bạn không phải ký vào form thông tin ứng viên, thì lá thư xin việc là nơi duy nhất bạn phải ký tên. Đây có vẻ như là một lối cũ nhưng nó vẫn phát huy tác dụng trong việc khẳng định trách nhiệm của bản thân. Các cụ ta có câu Giấy trắng mực đen, Bút sa gà chết chính dùng để thể hiện sự gắn kết trách nhiệm và uy tín bằng văn bản của mỗi cá nhân, tổ chức trước một sự việc cụ thể. Bằng việc thể hiện chữ ký của mình trên thư ứng tuyển (Chữ ký trên giấy, chữ ký điện tử hoặc ảnh sao chép chữ ký trên giấy trong thư điện tử) mỗi ứng viên đã khẳng định các thông tin trong thư ứng tuyển là hoàn toàn chính xác và sẵn sàng chịu trách nhiệm về nội dung đó. Việc này làm gia tăng sức thuyết phục của bạn để có thể lọt vào mắt xanh của các NTD.

Trên đây là một số lưu ý của tác giả tới ứng viên trong quá trình viết thư ứng tuyển cho một công việc nhất định. Chúc các bạn sẽ có được một lá thư ứng tuyển thật nổi bật trong mắt NTD.

-ST-

 

|Đào tạo kế toán thực hành | Trung tâm đào tạo kế toán | Học kế toán | Kế toán dịch vụ | Luật kế toán | | Lớp kế toán trưởng | Kế toán tài chính | Báo cáo tài chính | Kiểm toán ninh binh | Học tin học văn phòng ninh bình | Dịch vụ kế toán thuế | Thông tư thuế | Kế toán thuế | Học kế toán ở đâu | Kế toán tổng hợpKhóa học kế toán trưởng | Đào tạo kế toán ninh bình | Đào tạo kê toán thuế ninh binh | Học kế toán thuế | Học thực hành kế toán ninh bình  | Học kế toán doanh nghiệp ninh bình | Lớp kế toán thuế ninh bình | Học kế toán online | Học thêm kế toán | Học kế toán máy ninh bình | Học kế toán ở đâu | Học kế toán trực tuyến | Kế toán thuế ninh bình | Khóa học kế toán | Kế toán thực hành ninh bình | Kế toán thương mại | Kế toán sản xuất | Học kế toán cấp tốc | Học kế toán thực tế | Thực hành kế toán ninh bình | Kế toán máy ninh bình | Học nghiệp vụ thuế ninh bình | Học kế toán thực tế ninh bình|

Bài viết liên quan

MẸO XIN VIỆC LÀM CHO NGƯỜI KẾ TOÁN CHƯA CÓ KINH NGHIỆM

711 lượt xem

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP TRONG PHỎNG VẤN KẾ TOÁN

535 lượt xem

Sinh Viên Kế Toán Mới Ra Trường cần có những điểm mạnh sau.

1286 lượt xem

CV là gì? Vì sao mọi ứng viên cần viết CV xin việc

2177 lượt xem

Tuyển dụng Techcombank Ninh Bình

4498 lượt xem

Đăng ký học

Nhập đầy đủ thông tin

Tin tức nổi bật

Phần mềm kế toán MISA SME 2023

Phần mềm kế toán MISA SME 2023 cung cấp mọi góc nhìn về tình hình tài chính doanh nghiệp

Nhập liệu tự động và kiểm soát tính hợp lệ từ các giao dịch ngân hàng, hóa đơn, mã số thuế… Là một phần mềm đơn giản, thông minh và đôi lúc thật kỳ diệu.

PHẦN MỀM HTKK 5.1.8 MỚI NHẤT NĂM 2024

Tổng cục Thuế thông báo nâng cấp ứng dụng Hỗ trợ kê khai (HTKK) phiên bản 5.1.8 cập nhật địa bàn hành chính thuộc tỉnh Thanh Hóa, Bắc Giang đồng thời cập nhật một số nội dung phát sinh trong quá trình triển khai HTKK 5.1.7, cụ thể như sau:

PHẦN MỀM HTKK 5.1.7 MỚI NHẤT

HTKK (Hỗ trợ kê khai thuế) là phần mềm giúp hỗ trợ kê khai thuế qua mạng cho người nộp thuế và các doanh nghiệp. Phần mềm HTKK được Tổng cục thuế phát hành miễn phí cho các doanh nghiệp sử dụng để tạo ra các tờ kê khai thuế và sẽ có mã vạch đính kèm khi cần in ra, mà không cần phải trực tiếp đi tới cơ quan thuế như trước nữa.

PHẦN MỀM HTKK 4.6.3 MỚI NHẤT

Bắt đầu từ ngày 26/12/2021, khi lập hồ sơ khai thuế có liên quan đến nội dung nâng cấp nêu trên, tổ chức, cá nhân nộp thuế sẽ sử dụng các chức năng kê khai tại ứng dụng HTKK 4.6.3 thay cho các phiên bản trước đây.

 

Hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật thuế giá trị gia tăng bao gồm những tài liệu gì?

Hồ sơ hoàn thuế được quy định tại Khoản 2 Điều 71 Luật Quản lý thuế, cụ thể như sau: