Bạn tuyệt đối không được nói trước mặt sếp 9 câu nói cấm kỵ này

2084 lượt xem


 

Thể hiện quan điểm, suy nghĩ và có khi là sự đóng góp chân thành của mình với sếp hoàn toàn không phải là việc xấu xa. Thế nhưng, điều đó không có nghĩa là bạn nói gì cũng được, hoặc nói như thế nào cũng được miễn có ý tốt. Không khéo, ngay cả “cần câu cơm” cũng mất vì những lời nói “cấm kỵ” đấy. Sau đây là những câu nói “cấm kỵ” bạn tuyệt đối không được nói với sếp.

 

1.“Điều đó không thể thực hiện được”

 

Nhà quản lý chính là những người muốn biến những điều không thể thành có thể. Nếu bạn dại dột thốt nên câu nói này chính là đang vùi lấp ý tưởng của họ. Người ta thường nói: “Nếu thật sự muốn, người ta sẽ tìm cách, nếu thật sự không muốn thì người ta sẽ tìm lý do”. Bởi không có chuyện gì là không thể, phải bắt tay, cùng nhau giúp sếp tìm cách thực hiện và giải quyết thì đó mới là chìa khóa giúp bạn ghi điểm trong mắt sếp.

 

2. “Cách này nhất định sẽ thành công/thất bại vì chúng ta đã luôn làm như vậy”

 

Dù cách thức ấy dẫn đến thành công hay thất bại, thì điều đó không có nghĩa là lần tiếp theo bạn sẽ tiếp tục lặp lại kết quả như lần trước. Mặt khác, cụm từ “trước giờ vẫn luôn làm như vậy” sẽ khiến sếp bạn chướng tai bởi nó đi ngược lại với nguyên tắc của kinh doanh. Chính là phải luôn tiếp thu, luôn đổi mới, không ngừng vận động và phát triển.

Có câu: “Cánh cửa cũ không thể mở ra con đường mới”. Chính vì vậy, hãy tìm cách tốt hơn cách cũ.

 

3. “Nếu không được tăng lương tôi sẽ nghỉ việc”

 

Bạn có nghĩ rằng một người sếp sẽ chịu đồng ý với 1 lời đe dọa không? Nếu đồng ý lần này, liệu có lần thứ 2, 3… không? Không bao giờ nhé! Nếu thốt ra được câu đấy thì chỉ có 1 con đường duy nhất đó là: “Okay, hãy nghỉ và tìm công việc lương cao hơn”.Dù bạn rất xứng đáng để tăng lương, nhưng bạn chỉ được tăng lương khi biết khôn khéo bày tỏ ý của mình. Cách ứng xử khôn ngoan sẽ giúp bạn tiến xa không ngừng trong sự nghiệp.

 

 

4. “Tôi nghỉ việc”

 

Nếu không hài lòng với công việc, bạn hãy xét xem đây là thiếu sót của nhà quản lý hay là chính bạn chưa thật sự nổ lực. Nếu nguyên nhân xuất phát từ nhà quản lý thì bạn đã cho sếp cơ hội sửa chữa, giải thích vấn đề hoặc tìm cách giải quyết chưa? Nếu có bất mãn, hãy chọn cách thương lượng, cho nhau cơ hội để thấu hiểu. Nghỉ việc chỉ là nước cờ cuối cùng mà thôi.

 

5. “Ôi trời ơi! Việc có vẻ nhiều đấy”

 

Hãy cẩn thận với những lời than vãn, không khéo bạn sẽ để lộ cái đuôi “thiếu năng lực” của mình. Chẳng nhà quản lý nào lại muốn nghe những lời tiêu cực như vậy cả. Nếu công việc đó thực sự quá sức đối với bạn, hãy chọn cách trình bày thật nghiêm túc, tích cực và để nghị hỗ trợ để giải quyết công việc nhanh và tốt hơn. Sếp nào cũng mong “được việc”, nên hãy lấy hiệu quả công việc làm trọng tâm mà suy xét.

 

 6. “Tôi không muốn làm cùng cô ấy/anh ấy”

 

Mâu thuẫn cá nhân trong một tập thể vốn là chuyện không thể tránh được. Nhưng đừng mang cảm xúc cá nhân vào công việc. Chuyện nào nên rõ chuyện đó. Ngoài giờ làm việc 2 bạn có ghét nhau không, điều đó không liên quan đến sếp. Nhưng vì ghét nhau mà chất lượng công việc giảm thì chắc chắn bạn có lỗi.

Tuy nhiên, nếu gặp vấn đề cá nhân nghiêm trọng như bị quấy rối thì hãy báo ngay cho phòng nhân sự để tìm cách giải quyết. Điều này hoàn toàn chính đáng.

 

 7. “Tôi chán”

 

“Chán” có 2 kiểu.

Một là bạn có chuyện buồn chán riêng. Nếu không biết cách kiềm nén cảm xúc, bạn sẽ thể hiện sự buồn chán ấy trong môi trường làm việc, kéo tinh thần của những người xung quanh đi xuống.  Hẳn đấy là điều rất cấm kỵ.

 

Kiểu “chán” thứ 2 là chán công việc. Công việc gặp khó khăn, kết quả không được như ý khiến bạn buồn chán. Điều này thật dư thừa. Bởi bạn chỉ có 2 lựa chọn. Một là chấp nhận thất bại mãi mãi, 2 là tìm cách vượt qua. Chẳng có nhà tuyển dụng nào cần người “chán” công việc của mình, mà cũng chẳng có ai thành công nếu vì “chán” mà từ bỏ.

 

 8. “Tôi nên làm gì”

 

Sau khi được phân công công việc, bạn chỉ nên tìm hiểu thật kỹ công việc ấy, nếu có gì chưa hiểu thì bạn có thể yêu cầu giải đáp thắc mắc. Nhưng tuyệt đối không được nói: “Tôi nên làm gì đây, tôi phải làm như thế nào đây…” Hãy quy nó thành từng vấn đề cụ thể và tìm hiểu nó như thế nào.

 

9. “Đó không phải việc của tôi”

 

Tuy mỗi người một việc, một trách nhiệm khác nhau, nhưng nếu trong tầm bạn có thể hỗ trợ đồng đội thì điều đó là điều rất tuyệt vời. Đặc biệt là khi sếp giao cho bạn một công việc không thuộc phạm vi trách nhiệm của bạn, thì bạn có quyền đặt câu hỏi nhưng không được từ chối. Nếu làm không được, hãy trình bày chân thật và lịch sự, hoàn toàn không được có ý trốn tránh trách nhiệm.

Để thực sự tồn tại và phát triển trong doanh nghiệp, ngoài năng lực ra thì bạn rất cần kỹ năng ứng xử. Nhất là ứng xử với sếp. Chúc bạn tránh được những câu “cấm kỵ” trong giao tiếp với sếp.

 

-ST-

 

Bài viết liên quan

MẸO XIN VIỆC LÀM CHO NGƯỜI KẾ TOÁN CHƯA CÓ KINH NGHIỆM

685 lượt xem

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP TRONG PHỎNG VẤN KẾ TOÁN

512 lượt xem

Sinh Viên Kế Toán Mới Ra Trường cần có những điểm mạnh sau.

1277 lượt xem

CV là gì? Vì sao mọi ứng viên cần viết CV xin việc

2165 lượt xem

Tuyển dụng Techcombank Ninh Bình

4482 lượt xem

Đăng ký học

Nhập đầy đủ thông tin

Tin tức nổi bật

Phần mềm kế toán MISA SME 2023

Phần mềm kế toán MISA SME 2023 cung cấp mọi góc nhìn về tình hình tài chính doanh nghiệp

Nhập liệu tự động và kiểm soát tính hợp lệ từ các giao dịch ngân hàng, hóa đơn, mã số thuế… Là một phần mềm đơn giản, thông minh và đôi lúc thật kỳ diệu.

PHẦN MỀM HTKK 5.1.8 MỚI NHẤT NĂM 2024

Tổng cục Thuế thông báo nâng cấp ứng dụng Hỗ trợ kê khai (HTKK) phiên bản 5.1.8 cập nhật địa bàn hành chính thuộc tỉnh Thanh Hóa, Bắc Giang đồng thời cập nhật một số nội dung phát sinh trong quá trình triển khai HTKK 5.1.7, cụ thể như sau:

PHẦN MỀM HTKK 5.1.7 MỚI NHẤT

HTKK (Hỗ trợ kê khai thuế) là phần mềm giúp hỗ trợ kê khai thuế qua mạng cho người nộp thuế và các doanh nghiệp. Phần mềm HTKK được Tổng cục thuế phát hành miễn phí cho các doanh nghiệp sử dụng để tạo ra các tờ kê khai thuế và sẽ có mã vạch đính kèm khi cần in ra, mà không cần phải trực tiếp đi tới cơ quan thuế như trước nữa.

PHẦN MỀM HTKK 4.6.3 MỚI NHẤT

Bắt đầu từ ngày 26/12/2021, khi lập hồ sơ khai thuế có liên quan đến nội dung nâng cấp nêu trên, tổ chức, cá nhân nộp thuế sẽ sử dụng các chức năng kê khai tại ứng dụng HTKK 4.6.3 thay cho các phiên bản trước đây.

 

Hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật thuế giá trị gia tăng bao gồm những tài liệu gì?

Hồ sơ hoàn thuế được quy định tại Khoản 2 Điều 71 Luật Quản lý thuế, cụ thể như sau: