3266 lượt xem
1. Tìm hiểu về nhà tuyển dụng
Bạn nên tìm hiểu về nhà tuyển dụng mà bạn đang nhắm tới. Tới thăm trụ sở làm việc, hệ thống cửa hàng nếu có thể. Truy cập trang web của công ty, hoặc nói chuyện với một nhân viên nào đó của công ty. Bạn cũng nên biết công ty đó là công ty sản xuất hay dịch vụ, mặt hàng mà công ty đó kinh doanh là gì? Đặc điểm của những người làm việc tại đó ra sao? Thời gian làm việc của vị trí mà bạn ứng tuyển thế nào? Những nhiệm vụ hàng ngày cho công việc mà bạn ứng tuyển?
Hãy ghi chú lại những thông tin bạn muốn biết về công ty để hỏi nhà tuyển dụng vào cuối buổi phỏng vấn (đây luôn là một gợi ý tốt để bạn đặt câu hỏi với nhà tuyển dụng).
Với những hiểu biết của mình về công ty và vị trí ứng tuyển, bạn sẽ trở nên nổi bật với nhà tuyển dụng. Điều này chứng tỏ bạn đang rất quan tâm và nghiêm túc trong việc ứng tuyển vị trí này.
2. Luyện tập trước buổi phỏng vấn
Bạn không thể chạy marathon mà không cần học bất cứ điều gì. Tương tự như việc bạn tham dự phỏng vấn mà không luyện tập là một hành động thiếu khôn ngoan. Bạn có thể hoàn thành mục tiêu của mình, nhưng nó sẽ mất nhiều thời gian và công sức hơn, và nó sẽ trở thành nguyên nhân của sự vất vả và khó khăn không cần thiết.
Luyện tập là điều cần thiết – ít nhất là bạn có thể tự luyện tập hoặc luyện tập với bạn của mình. Có nhiều phương pháp bạn có thể sử dụng trong quá trình luyện tập của mình, ví dụ như luyện tập cách nói to, rõ ràng, câu trả lời có ngữ điệu tốt hơn bạn nghĩ rất nhiều. Hoặc nhờ một người có khả năng phỏng vấn chuyên nghiệp huấn luyện bạn trả lời phỏng vấn, điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian cũng như cải thiện hiệu quả khá rõ. Họ sẽ dễ dàng phát hiện ra những điểm yếu của bạn trong quá trình trả lời phỏng vấn, và nhanh chóng giúp bạn vượt qua những điểm yếu này.
3. Vượt qua những lo lắng cho buổi phỏng vấn
Có vẻ là chỉ cần nghĩ đến buổi phỏng vấn đang tới là bạn đã cảm thấy bồn chồn, lo lắng. Luyện tập cho buổi phỏng vấn cũng khiến bạn cảm thấy căng thẳng. Hay bạn đã chuẩn bị hết trang phục và sẵn sàng đến với buổi phỏng vấn thì đúng lúc đó bạn lại muốn quay trở lại chiếc giường yêu quý của mình. Thực tế khi bắt đầu một buổi phỏng vấn, bạn thường muốn lẩn trốn. Bạn biết đó tất cả chỉ là do bạn đang bị căng thẳng. Điều bạn cần làm lúc này là tiến về phía trước. Và bạn biết điều gì là không tốt cho cơ hội có một buổi phỏng vấn thành công của mình. Có rất nhiều điều không tốt.
Có thể vượt qua những lo lắng này bằng cách chuẩn bị thật tốt: thông tin về công ty ứng tuyển, chi tiêt yêu cầu vị trí công việc, nắm rõ những điểm mạnh của bạn, chắc chắn là bạn đã luyện tập để có thể truyền đạt nó tới nhà tuyển dụng, chuẩn bị trước những câu hỏi với nhà tuyển dụng về vị trí ứng tuyển, chăm sóc sức khỏe bản thân …
4. Trang phục để tạo ấn tượng đầu tiên trong buổi phỏng vấn.
Trong 1 buổi phỏng vấn, ấn tượng đầu tiên khá quan trọng. Cách tốt nhất để chắc chắn có một ấn tượng ban đầu tốt chính là trang phục phù hợp. Nếu bạn ứng tuyển vị trí tại văn phòng thì trang phục thường là những bộ vest tối màu, trang phục công sở (cho cả nam và nữ). Nếu bạn ứng tuyển vị trí nơi có yêu cầu về cách ăn mặc khác hơn bình thường (ví dụ như trong nhà máy, công trường …), bạn nên chọn quần âu và áo sơ mi có cà vạt với nam; với nữ có thể mặc váy hoạc quần và áo sơ mi. Bạn cũng nên tránh đeo quá nhiều trang sức, dùng nước hoa nặng mùi, hay những loại quần áo quá rực rỡ. Sạch sẽ, gọn gàng cũng là một điều quan trọng cần lưu ý.
Để có ấn tượng đầu tiên: trong lần gặp đầu tiên, nhà tuyển dụng thường chú ý tới những người tự tin và có năng lượng tích cực. Nên trong thời điểm này, nụ cười rất quan trọng, chủ động bắt tay và duy trì giao tiếp bằng mắt. Hãy nhớ rằng nhà tuyển dụng không chỉ đánh giá tiêu chí bạn có thể làm được công việc mà bạn ứng tuyển mà còn xét tới tiêu chí liệu bạn có thể tương tác với khách hàng và những đồng nghiệp tương lai của bạn hay không.
5. Hãy đúng giờ
Hãy luôn đúng giờ cho buổi phỏng vấn. Đúng giờ có nghĩa là bạn nên đến sớm hơn giờ hẹn từ 5-10 phút. Nếu cần, bạn có thể lái xe thử đến địa điểm phỏng vấn để biết rõ đường đi và thời gian bạn cần phải di chuyển tới đó.
Cần biết rõ về những điểm mạnh của bạn – lý do bạn muốn có công việc đó.
Trước mỗi buổi phỏng vấn, bạn nên hình dung sẵn từ 3-5 điểm mạnh của mình, những điều làm bạn trở nên phù hợp nhất với vị trí ứng tuyển so với những ứng viên khác. Và nên có bằng chứng ví dụ cho mỗi điểm mạnh đó. Ví dụ: Tôi có kỹ năng giao tiếp tốt, ví dụ tôi đã thuyết phục một nhóm nghỉ hưu để …”. Và hãy chuẩn bị để trả lời nhà tuyển dụng về lý do bạn muốn có công việc đó – bao gồm cả viecj bạn thích nó như thế nào, những giá trị hay phần thưởng mà nó sẽ đem lại cho bạn, và những yêu cầu về khả năng mà vị trí công việc đòi hỏi ở bạn. Nếu nhà tuyển dụng không nghĩ bạn thật sự quan tâm tới vị trí này, họ sẽ không đưa ra một lời đề nghị nào – mặc dù bạn có tốt như thế nào đi chăng nữa.
6. Chuẩn bị cho những câu hỏi phỏng vấn hành vi:
Hơn 80% nhà tuyển dụng sử dụng phương pháp phỏng vấn hành vi (nó còn có tên gọi là phỏng vấn dựa trên năng lực) – đó là một phần của quá trình phỏng vấn. Loại câu hỏi này có thể chuẩn bị rất hiệu quả nếu bạn biết nhà tuyển dụng đang tìm kiếm điều gì. Vậy câu hỏi phỏng vấn hành vi là gì? Đó là những câu hỏi yêu cầu bạn miêu tả lại những hành vi bạn thể hiện trong công việc ở quá khứ, với giả định nó sẽ là một chỉ số tốt cho việc đánh giá công việc tương lai của bạn. Loại phỏng vấn này được thiết kế để xác định những kỹ năng tạo ra giá trị cho tổ chức và người phỏng vấn sẽ dựa trên những ví dụ về cách ứng xử để tìm ra những tiêu chí liên quan đến công việc.
Bạn hãy sẵn sàng cho cuộc phỏng vấn dựa trên hành vi. Đó là một trong những phương pháp phổ biến hiện nay để yêu cầu ứng viên mô tả kinh nghiệm làm việc nhằm tạo căn cứ để công ty nghĩ là hành vi đó quan trọng cho mỗi vị trí cụ thể. Bạn có thể được yêu cầu kể về quãng thời gian khi bạn phải ra quyết định cá biệt, thể hiện sự kiên trì cao hoặc phải ra một quyết định dưới áp lực về thời gian và giới hạn thông tin, ví dụ vậy.
Bước 1: dự đoán những hành vi mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm.
Bước 2: định nghĩa nó thông qua một ví dụ minh chứng bạn có hành vi đó.
Bước 3: chuẩn bị những câu chuyện cho mỗi hành vi đó. Có rất nhiều người khuyên bạn sử dụng mô hình SAR (tình huống – hành động – kết quả) cho câu chuyện của bạn.
Bước 4: luyện tập để kể những câu chuyện. Và tất nhiên, hãy chắc chắn bằng việc xem lại bản CV của bạn trước buổi phỏng vấn để định hình lại suy nghĩ của mình; điều này giúp bạn nhớ lại những ví dụ về hành vi mà có thể bạn không dự kiến trước.
7. Chuẩn bị những câu hỏi để hỏi lại nhà tuyển dụng
Như phần 1 đã đề cập, bạn cần tìm hiểu thông tin, những thông tin bạn chưa tìm hiểu được hãy liệt kê ra để hỏi nhà tuyển dụng vào cuối buổi phỏng vấn. Nhà tuyển dụng muốn biết nếu bạn thực sự quan tâm tới vị trí mà bạn ứng tuyển, họ cũng muốn bạn biết bạn cần có những thông tin gì để biết định, nếu họ quyết định nhận bạn vào. Không phải là ý tưởng tốt nếu bạn định phỏng vấn lại nhà tuyển dụng, nhưng nếu bạn hỏi một số câu hỏi về băn khoăn của bạn thì đó lại là một ý kiến hay. Đây là cơ hội để bạn đưa ra những câu hỏi về tình hình kinh doanh, về vị trí, về các yêu ầu, về những kỳ vọng mà nhà tuyển dụng mong đợi ở ứng viên cho vị trí này.
8. Không bỏ cuộc
Nếu bạn đã có một buổi phỏng vấn chưa tốt cho vị trí mà bạn thật sự nghĩ là mình rất phù hợp với nó (khống kể đôi lúc bạn muốn nó không tốt), thì đừng bỏ cuộc!
Hãy viết một bức thư, gửi email, hoặc gọi điện cho nhà tuyển dụng để họ biết rằng bạn nghĩ bạn đã thể hiện chưa tốt cho vị trí công việc, và lý do tại sao bạn nghĩ công việc này rất phù hợp với bạn. Hãy nhắc lại những điều bạn có thể đóng góp cho công ty, và thể hiện mong muốn bạn muốn có cơ hội để đóng góp. Việc này có giúp bạn có được lời mời làm việc hay không thì còn phù thuộc vào nhà tuyển dụng và chính bạn. Nhưng hãy chắc chắn một điều: nếu bạn không cố gắng, cơ hội của bạn sẽ bằng 0. Chúng tôi đã chứng kiến rất nhiều trường hợp như vậy, và vì thế chúng tôi khuyến khích bạn sử dụng vũ khí cuối cùng này.
Nguồn: ST
Vượt qua phỏng vấn xin việc kế toán khi chưa có kinh nghiệm là điều không dễ dàng. Hiểu điều này chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn những mẹo về kinh nghiệm xin việc kế toán cho người chưa có kinh nghiệm qua các kinh nghiệm sau.
Bạn chuẩn bị có một buổi phỏng vấn xin việc quan trọng, bạn muốn tìm hiểu các câu hỏi phỏng vấn , chuẩn bị kỹ càng mọi thứ để đạt kết quả cao, hãy tham khảo ngay những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn được các nhà tuyển dụng sử dụng nhiều trong các buổi phỏng vấn tuyển nhân viên kế toán, ngân hàng, bán hàng, kinh doanh,...
Sinh viên mới ra trường nếu muốn sớm được nhận làm công việc kế toán thì phải hội tụ đủ những yếu tố sau đây:
Hiểu được CV là gì? tầm quan trọng của CV cũng như biết cách viết CV xin việc chuẩn sẽ giúp các ứng viên ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng, để có thể vượt qua vòng hồ sơ và đến gần hơn với vòng phỏng vấn.
Nhập đầy đủ thông tin
Nhập liệu tự động và kiểm soát tính hợp lệ từ các giao dịch ngân hàng, hóa đơn, mã số thuế… Là một phần mềm đơn giản, thông minh và đôi lúc thật kỳ diệu.
Tổng cục Thuế thông báo nâng cấp ứng dụng Hỗ trợ kê khai (HTKK) phiên bản 5.1.8 cập nhật địa bàn hành chính thuộc tỉnh Thanh Hóa, Bắc Giang đồng thời cập nhật một số nội dung phát sinh trong quá trình triển khai HTKK 5.1.7, cụ thể như sau:
HTKK (Hỗ trợ kê khai thuế) là phần mềm giúp hỗ trợ kê khai thuế qua mạng cho người nộp thuế và các doanh nghiệp. Phần mềm HTKK được Tổng cục thuế phát hành miễn phí cho các doanh nghiệp sử dụng để tạo ra các tờ kê khai thuế và sẽ có mã vạch đính kèm khi cần in ra, mà không cần phải trực tiếp đi tới cơ quan thuế như trước nữa.
Hồ sơ hoàn thuế được quy định tại Khoản 2 Điều 71 Luật Quản lý thuế, cụ thể như sau: