2438 lượt xem
Cách xử trí 5 câu hỏi khó từ sếp
Câu hỏi 1: Em có thể nhận dự án này (vì không ai muốn nhận) hay không?
Các cấp trên khi đã giao công tác cho một nhân sự nào đó thì họ luôn muốn nhìn thấy các kết quả tích cực từ nhân sự này. Bạn hãy lợi dụng tâm lý đó để đối phó với câu hỏi như trên. Nhiều nhân sự sẵn sàng nhận công tác (quá khả năng) vì không muốn làm phật lòng cấp trên, và kết quả là họ ôm đồm quá nhiều việc nên không thể đạt hiệu quả, hoặc họ buộc phải hi sinh thời gian làm thêm, tăng ca và làm việc tại nhà để đảm bảo công việc. Như thế không hẳn là cách xử lý thông minh.
Nếu bạn muốn nhận công tác, hãy nói rõ với cấp trên rằng khối lượng công việc cần phải được cân đối và sắp xếp lại. Ví dụ như nếu đảm nhiệm gấp công tác A, bạn sẽ buộc phải dời tiến độ công tác B hiện tại xuống. Tuy nhiên bạn vẫn sẽ đảm bảo cả 02 công tác được thực hiện hiệu quả và đúng hạn cam kết sau khi đã đề xuất.
Nếu bạn không muốn nhận, hãy nói với sếp rằng: hoặc khả năng bạn không cho phép, hoặc khối lượng công việc hiện tại quan trọng và cần nhiều thời gian đầu tư hơn. Bạn nên đề nghị sếp chuyển công tác cho ai đó có khả năng để đảm bảo hiệu suất công việc trơn tru nhất.
Câu hỏi 2: Em đang tìm việc mới đúng không?
Cấp trên của bạn sẽ có hẳn đã có lý do cho câu hỏi này, và cách hỏi như vậy chỉ là để biết xem bạn có những dự định như thế nào sắp tới. Nếu mọi việc vẫn tốt đẹp và bạn đang rất hòa hợp tại công ty, sếp sẽ không bao giờ hỏi như thế cả. Và trong trường hợp này một câu trả lời “Không” sẽ không khôn ngoan lắm đâu, hơn nữa trả lời như vậy có vẻ như bạn đang nói dối. Hãy hướng câu trả lời vào đúng trọng tâm, tuy nhiên bạn có thể tìm các cách nói tránh khác như:
Câu hỏi 3: Gần đây em có biết gì về anh/chị/bạn đồng nghiệp không?
Đồng nghiệp cùng cấp bậc có thể tán gẫu với nhau, nhưng nếu sếp quan tâm đến những chuyện phiếm này thì thật nguy hiểm. Tốt nhất là bạn nên trả lời “Em không biết” và sau đó chuyển đề tài hoặc ngừng cuộc nói chuyện. Sếp thấy bạn không quan tâm đến những việc của người khác sẽ không hỏi thêm nữa.
Câu hỏi 4: Em thấy mình làm việc thế nào trong quý vừa rồi?
Bạn phải bình tĩnh khi trả lời câu hỏi này. Bạn có thể bắt đầu bằng việc liệt kê ra những việc bạn đã làm tốt và kết quả đạt được như vượt chỉ tiêu hoặc hoàn thành trong thời gian gấp rút. Sau đó đề ra những giải pháp để bạn có thể làm tốt hơn lần sau. Hãy thể hiện bạn là người có tinh thần cầu tiến bằng cách hỏi ngược lại sếp về đánh giá của sếp dành cho bạn và xin thêm lời khuyên từ sếp.
Câu hỏi 5: Em đánh giá thế nào về tôi trong vai trò là sếp trực tiếp của em?
Câu hỏi này cũng khó vì bạn không biết tại sao sếp hỏi câu này, có thể là do cấp trên yêu cầu, hoặc cũng có thể là sếp thực lòng muốn hỏi phản hồi từ bạn. Cũng có thể sếp chỉ hỏi để bạn khen sếp, và vì vậy nếu bạn chỉ trích sếp thì có thể làm hỏng mối quan hệ.
Để an toàn thì bạn nên chọn lọc những điểm tích cực để nói. Có những điều không nên nói với sếp nhưng nếu sếp khăng khăng hỏi về điểm yếu của sếp thì bạn không cần phải liệt kê tất tần tật ra, mà có thể nêu ra một khía cạnh nào đó liên quan đến cách sếp quản lý nhân viên. Bạn có thể nói rằng “Những dự án sắp tới em sẽ cần anh/chị hướng dẫn thêm để em ít mắc lỗi hơn ạ”.
Các câu hỏi trên đây có thể sẽ khiến bạn gặp không ít khó khăn từ những tình huống “hỏi thẳng” như vậy từ cấp trên. Rõ ràng bạn đã biết, sếp mình đã có “ý đồ” gì đó khi hỏi những vấn đề khó trả lời như vậy. Để giải quyết các tình huống này, bạn cần hiểu được sếp thực sự muốn biết điều gì và mong muốn điều gì từ câu trả lời của bạn, từ đó đưa ra được phương hướng giải quyết tốt nhất.
Vượt qua phỏng vấn xin việc kế toán khi chưa có kinh nghiệm là điều không dễ dàng. Hiểu điều này chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn những mẹo về kinh nghiệm xin việc kế toán cho người chưa có kinh nghiệm qua các kinh nghiệm sau.
Bạn chuẩn bị có một buổi phỏng vấn xin việc quan trọng, bạn muốn tìm hiểu các câu hỏi phỏng vấn , chuẩn bị kỹ càng mọi thứ để đạt kết quả cao, hãy tham khảo ngay những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn được các nhà tuyển dụng sử dụng nhiều trong các buổi phỏng vấn tuyển nhân viên kế toán, ngân hàng, bán hàng, kinh doanh,...
Sinh viên mới ra trường nếu muốn sớm được nhận làm công việc kế toán thì phải hội tụ đủ những yếu tố sau đây:
Hiểu được CV là gì? tầm quan trọng của CV cũng như biết cách viết CV xin việc chuẩn sẽ giúp các ứng viên ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng, để có thể vượt qua vòng hồ sơ và đến gần hơn với vòng phỏng vấn.
Techcombank Ninh Bình tuyển dụng: Chuyên viên khách hàng - Chuyên gia bảo hiểm
Nhập đầy đủ thông tin
Nhập liệu tự động và kiểm soát tính hợp lệ từ các giao dịch ngân hàng, hóa đơn, mã số thuế… Là một phần mềm đơn giản, thông minh và đôi lúc thật kỳ diệu.
Tổng cục Thuế thông báo nâng cấp ứng dụng Hỗ trợ kê khai (HTKK) phiên bản 5.1.8 cập nhật địa bàn hành chính thuộc tỉnh Thanh Hóa, Bắc Giang đồng thời cập nhật một số nội dung phát sinh trong quá trình triển khai HTKK 5.1.7, cụ thể như sau:
HTKK (Hỗ trợ kê khai thuế) là phần mềm giúp hỗ trợ kê khai thuế qua mạng cho người nộp thuế và các doanh nghiệp. Phần mềm HTKK được Tổng cục thuế phát hành miễn phí cho các doanh nghiệp sử dụng để tạo ra các tờ kê khai thuế và sẽ có mã vạch đính kèm khi cần in ra, mà không cần phải trực tiếp đi tới cơ quan thuế như trước nữa.
Hồ sơ hoàn thuế được quy định tại Khoản 2 Điều 71 Luật Quản lý thuế, cụ thể như sau: