2711 lượt xem
Sinh viên ngành Kế toán ra trường- vấn đề việc làm?
Điều này luôn là vấn để mà đa phần sinh viên Kế toán quan tâm, đồng thời nó cũng là một trong những câu hỏi khó và chưa tìm ra được đáp án bởi đa số sinh viên sắp hoặc mới ra trường với vốn kinh nghiệm chưa nhiều thường gặp khó khăn khi muốn tìm được công việc theo đúng chuyên ngành mình học.
1. Kỹ năng yếu
Thực tế những sinh viên tốt nghiệp tại các trường ĐH, CĐ được trang bị rất tốt về lý thuyết chuyên ngành kế toán, tuy nhiên lại không được thực hành nhiều nên kỹ năng làm việc còn hạn chế, thậm chí là không có. Hơn nữa, đa số các giáo trình của các trường được trình bày dưới dạng học thuật, chưa đảm bảo tính thực tế và ứng dụng cho công việc sau này của sinh viên. Thông thường mỗi lớp học chỉ có một giảng viên giảng dạy mà số lượng sinh viên lại khá lớn (khoảng từ 50 – 100 người/lớp), vì vậy việc đào tạo các kỹ năng làm việc và thời gian để giải đáp các thắc mắc là rất hạn chế.
2. Kinh nghiệm
Công việc của một kế toán viên tại các doanh nghiệp lại không đơn thuần là thực hiện các công việc của một người kế toán mà còn phải tuân thủ theo đúng các luật thuế và luật chuyên ngành khác, mà đây lại là một trong những điểm yếu của những sinh viên mới ra trường, chưa nắm chắc kiến thức và kinh nghiệm, nhất là kỹ năng xử lý sao cho doanh nghiệp có lợi nhiều nhất, thêm vào đó những quy định này lại thay đổi thường xuyên khiến các bạn không kịp cập nhật, dẫn đến làm sai, không đúng và không đủ.
3. Ngoại ngữ
Bên cạnh đó, vấn đề ngoại ngữ cũng là một phần rất quan trọng đối với sinh viên Kế toán trong sự phát triển không ngừng của nền kinh tế hội nhập toàn cầu và trở thành một trong những lĩnh vực được chú trọng đào tạo tại các trường ĐH – CĐ trên toàn quốc. Tuy nhiên, nhiều sinh viên khi ngồi trên giảng đường vẫn chưa quan tâm lắm đến việc rèn luyện kỹ năng ngoại ngữ cho bản thân, từ đó dẫn đến việc khi ra trường bị yếu kém năng lực làm việc, nhất là gặp khó khăn trong việc lĩnh hội các tri thức trên thế giới. Trong nền kinh tế hội nhập, rất nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, vì thế có vốn ngoại ngữ là 1 lợi thế khi xin việc của các bạn, bên cạnh việc giao tiếp còn giúp các có thể bạn đọc hiểu các tài liệu khi làm việc.
Vậy các sinh viên Kế toán cần phải làm gì để đáp ứng được yêu cầu của các nhà tuyển dụng sau khi tốt nghiệp?
Đứng trước những đòi hỏi của xã hội hiện nay, cơ hội tìm kiếm việc làm cho sinh viên sau khi ra trường rất lớn nếu các bạn cố gắng trau dồi kiến và sự nhạy bén nghề nghiệp, tìm kiếm việc làm thêm phù hợp khi ngồi trên ghế nhà trường. Các bạn hãy tự trang bị cho mình thật nhiều kiến thức, kỹ năng, hiểu bản thân mình muốn gì, có khả năng gì, thích hợp với công việc nào.
Hướng tới vấn đề đưa ra các giải pháp chống thất nghiệp cho sinh viên, có nhiều trung tâm đào tạo thực hành thực tế ra đời, nhằm giúp cho các em có thêm kiến thức thực tế, kinh nghiệm cũng như kỹ năng xử lý khi đi làm. Đây là một trong những chương trình thiết thực tạo cho sinh viên có thể nắm chiếc chìa khóa thành công bước đầu khi chuẩn bị hồ sơ xin việc. Tại Ninh Bình các bạn có thể tham khảo tại trung tâm đào tạo kế toán Đức Huy, một trong những địa chỉ tin cậy của những người theo ngành kế toán. Ngoài những nghiệp vụ về kế toán, học viên còn được hỗ trợ, tư vấn, định hướng nghề nghiệp, đặc biệt còn được nghe những chia sẻ về các tình huống thực tế, điều này sẽ hỗ trợ đắc lực cho sinh viên kế toán tự tin khi tham gia phỏng vấn.
Vượt qua phỏng vấn xin việc kế toán khi chưa có kinh nghiệm là điều không dễ dàng. Hiểu điều này chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn những mẹo về kinh nghiệm xin việc kế toán cho người chưa có kinh nghiệm qua các kinh nghiệm sau.
Bạn chuẩn bị có một buổi phỏng vấn xin việc quan trọng, bạn muốn tìm hiểu các câu hỏi phỏng vấn , chuẩn bị kỹ càng mọi thứ để đạt kết quả cao, hãy tham khảo ngay những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn được các nhà tuyển dụng sử dụng nhiều trong các buổi phỏng vấn tuyển nhân viên kế toán, ngân hàng, bán hàng, kinh doanh,...
Sinh viên mới ra trường nếu muốn sớm được nhận làm công việc kế toán thì phải hội tụ đủ những yếu tố sau đây:
Hiểu được CV là gì? tầm quan trọng của CV cũng như biết cách viết CV xin việc chuẩn sẽ giúp các ứng viên ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng, để có thể vượt qua vòng hồ sơ và đến gần hơn với vòng phỏng vấn.
Nhập đầy đủ thông tin
Nhập liệu tự động và kiểm soát tính hợp lệ từ các giao dịch ngân hàng, hóa đơn, mã số thuế… Là một phần mềm đơn giản, thông minh và đôi lúc thật kỳ diệu.
Tổng cục Thuế thông báo nâng cấp ứng dụng Hỗ trợ kê khai (HTKK) phiên bản 5.1.8 cập nhật địa bàn hành chính thuộc tỉnh Thanh Hóa, Bắc Giang đồng thời cập nhật một số nội dung phát sinh trong quá trình triển khai HTKK 5.1.7, cụ thể như sau:
HTKK (Hỗ trợ kê khai thuế) là phần mềm giúp hỗ trợ kê khai thuế qua mạng cho người nộp thuế và các doanh nghiệp. Phần mềm HTKK được Tổng cục thuế phát hành miễn phí cho các doanh nghiệp sử dụng để tạo ra các tờ kê khai thuế và sẽ có mã vạch đính kèm khi cần in ra, mà không cần phải trực tiếp đi tới cơ quan thuế như trước nữa.
Hồ sơ hoàn thuế được quy định tại Khoản 2 Điều 71 Luật Quản lý thuế, cụ thể như sau: